Giới Thiệu Về Vân Cốc FC

Trang thông tin tổng hợp của giới trẻ Vân Cốc. Nơi giao lưu của các thế hệ Vân Cốc

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin Tức Giáo Dục. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin Tức Giáo Dục. Hiển thị tất cả bài đăng

Có trình độ ĐH,CĐ được kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi

Có trình độ ĐH,CĐ được kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi

 Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.


Công dân trình độ ĐH,CĐ được kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi
Chiều 19-6, Quốc hội đã thông qua Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS) (sửa đổi). Nội dung sửa đổi của Luật nhằm nâng cao được chất lượng đầu vào của chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, khắc phục được những bất cập của Luật NVQS hiện hành, những vấn đề về công bằng xã hội, về quyền của công dân.
Theo Luật Nghĩa vụ Quân sự (NVQS) mới, công dân trong độ tuổi thực hiện NVQS, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện NVQS theo quy định.
Cụ thể, công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành NVQS tại ngũ trong thời bình: Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực; hoàn thành nhiệm vụ tham gia công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên.
Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị; thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định; công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
Về độ tuổi gọi nhập ngũ, Luật quy định: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho rằng: Việc quy định độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân phải bảo đảm mọi người đều bình đẳng trước pháp luật về thực hiện NVQS theo quy định của Hiến pháp, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập theo quy định hiện hành, theo đó chỉ quy định kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi đối với công dân đào tạo trình độ cao đẳng và đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình là giải pháp tạo điều kiện cho sinh viên vừa thực hiện quyền, nghĩa vụ học tập, vừa thực hiện quyền, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc nhằm nâng cao chất lượng thanh niên gọi nhập ngũ và tham gia các nghĩa vụ khác trong xây dựng tiềm lực quốc phòng và xây dựng lực lượng vũ trang, góp phần bảo đảm công bằng xã hội.
Bên cạnh đó, đối tượng tham gia NVQS sẽ được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế; được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật; được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự…
Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí.
Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được: Cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ; trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó; được trợ cấp tạo việc làm; trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ…
Luật NVQS có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2016.
Read More...

Đạt bao nhiêu điểm mới đỗ tốt nghiệp?

Điểm liệt tốt nghiệp THPT là mấy? Thí sinh tự do nộp hồ sơ ở đâu? Giải Ba quốc gia môn Vật lý vào ngành học nào? Thi quốc gia 2015 vào tháng 7 hay tháng 6? Có được thi thử đại học trước? ĐH QGHN tuyển sinh như thế nào?



Cho em hỏi thi tốt nghiệp 4 môn bao nhiêu điểm thì đỗ? Điểm liệt là điểm mấy? (comgmai.com@gmail.com)
Để xét tốt nghiệp THPT phổ thông, các em phải thi 4 môn gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và 01 môn tự chọn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.
Dự thảo quy chế quy định, để được công nhận tốt nghiệp thì điểm mỗi môn thi nói trên phải lớn hơn 2,0 điểm (theo thang điểm 20), đồng thời điểm xét tốt nghiệp (gồm điểm thi 4 môn, điểm ưu tiên (nếu có) và điểm trung bình học tập lớp 12) phải đạt mức quy định đối với từng diện xét tốt nghiệp cụ thể đã được đưa ra trong dự thảo Quy chế thi THPT quốc gia.
Cho em hỏi là học sinh dân tộc nội trú phương tiện đi lại không có thì tổ chức thi như thế nào ạ? (liemlibmt97@gmail.com)
Em nộp hồ sơ đăng ký dự thi theo cụm thi mà Bộ GD-ĐT sẽ quy định đối với địa phương em. Khi có quy định chính thức, học sinh tỉnh nào thi ở cụm thi nào sẽ được trường nơi em học thông báo.
Em đang hoang mang là đề năm nay có phần tự luận không? Vì theo đề thi và chương trình giảng dạy ở tỉnh em thật không hợp lí . Không được học viết luận đã gần 3 năm rồi. (thomasba1970@gmail.com )
Đề thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 sẽ tương tự như đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 với nội dung trong chương trình phổ thông, chủ yếu lớp 12. Đề thi đảm bảo phân hoá trình độ thí sinh và phải đạt được 2 mục đích là xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh ĐH, CĐ.
Em đã tốt nghiệp THPT và dự định năm này sẽ thi lại ĐH. Kì thi năm nay sẽ khác với các năm trước cho nên mong các thầy cô cho em biết đối với thí sinh tự do như em sẽ đăng kí thi ở đâu và như thế nào? Em dự định sẽ thi vào ngành quản trị nhân lực mong các thầy cô giới thiệu cho em các trường ở TPHCM đào tạo ngành này.(doanxuanyen279@gmail.com)
Em đăng ký dự thi ở phòng Giáo dục do Sở GD-ĐT địa phương quy định. Thủ tục đăng ký viết hồ sơ cán bộ phòng giáo dục sẽ hướng dẫn cho em. Em muốn học ngành Quản trị nhân lực, em tham khảo ở các trường khối Kinh tế.
Có được thi thử trước khi thi thật như các trường THPT năm trước làm không? Vì như vậy, các cháu có điều kiện cọ sát và có định hướng ôn tập tốt hơn? (Trần Huy)
Việc thi thử phụ thuộc vào từng trường, từng Sở GD-ĐT địa phương quy định. Sắp tới, Bộ GD-ĐT công bố cấu trúc các môn học, khi đó giáo viên sẽ hướng dẫn định hướng các em ôn tập.
Tuy nhiên, em cung không phải lo lắng nhiều, đề thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 sẽ tiếp tục sử dụng các câu hỏi với 4 mức yêu cầu là: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao như đề thi năm 2014; yêu cầu vận dụng kiến thức tổng hợp để trả lời chứ không đặt nặng việc ghi nhớ số liệu, sự kiện hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn. Học sinh không chỉ học thuộc lòng hoặc ghi nhớ kiến thức một cách máy móc mà cần biết vận dụng và vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết những vấn đề mang tính thực tiễn. Đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn, học sinh phải biết trả lời câu hỏi mở; gắn với thời sự quê hương, đất nước, bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
Cho em hỏi năm nay thi vào tháng 7 hay tháng 6? (doanchinhxf@gmail.com)
Kỳ thi THPT quốc gia dự kiến sẽ được tổ chức vào các ngày 1, 2, 3, 4 tháng 7 năm 2015.
 
Em là thí sinh tự do đã có bằng tốt nghiệp cấp 3. Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú của em ở Sơn Tây- Hà Nội. Vậy năm nay em sẽ nộp hồ sơ đăng kí dự thi đại học ở đâu? (thinhquach18@gmail.com)
 
Em về Phòng Giáo dục Sơn Tây để nộp hồ sơ hoặc em nộp bất kỳ ở phòng giáo dục nào trên địa bàn Hà Nội mà Sở GD-ĐT Hà Nội quy định nhận hồ sơ của thí sinh tự do.
Cháu được giải Ba quốc gia năm cháu học lớp 11 môn Vật lý, cho cháu hỏi cháu được tuyển thẳng vào những khoa gì của trường đại học nào?(thanhthaoyb141167@gmail.com)
Quy định về đối tượng ưu tiên cháu có thể tham khảo tại đây: http://dantri.com.vn/tin-tuyen-sinh/nhung-chinh-sach-uu-tien-cong-diem-thi-dh-cd-nam-2015-1009633.htm
Với giải thưởng Vật lý, cháu có thể đăng ký vào các ngành học khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, cháu nghiên cứu xem trường đại học nào mà cháu thích để đăng ký ngành học.
Việc quy định bảo lưu kết quả tuyển thẳng cháu tham khảo trong Quy chế tuyển sinh ĐH,CĐ 2015.
Em là học sinh tốt nghiệp năm 2012, từ năm 2009 đến 2012 trường em đều là trường nằm trong khu vực 1, từ năm học 2013-2014 trường đổi thành khu vực 2 Nông Thôn, thế em đăng ký trong hồ sơ dự cho kỳ thi đại học quốc gia năm 2015 em phải ghi em ưu tiên ở khu vực mấy? (spaceshipmyown@gmail.com)
 
Em phải đăng ký theo quy định hiện nay là khu vực 2 nông thôn.
Năm 2015, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiên phong trong việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng. Em muốn được biết thông tin cụ thể về tuyển sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội? (tranthiquynh@gmail.com)
Từ năm 2015, ĐHQGHN chính thức tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực dành cho tất cả thí sinh có nguyện vọng được học ở ĐHQGHN.
Kỳ thi ĐGNL năm 2015 của ĐHQGHN được tổ chức 2 đợt: Đợt 1: Trong tuần đầu tháng 5; Đợt 2: trong tuần cuối tháng 7. Thí sinh đăng ký dự thi online kết hợp đăng ký trực tiếp. Phương thức thi bằng bài thi đánh giá năng lực thiết kế theo hình thức thi trắc nghiệm. Đối với các ngành đào tạo thuộc trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHNN): ngoài bài thi ĐGNL thí sinh phải dự thi thêm bài thi môn ngoại ngữ. Thí sinh thi trực tiếp trên máy tính tại các phòng thi chuẩn. Em có thể tìm hiểu các thông tin chi tiết về kỳ thi tuyển sinh năm 2015 theo phương thức bằng bài thi ĐGNLcủa ĐHQGHN trên trang web của ĐHQGHN (www.vnu.edu.vn) và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Read More...

Các trường băn khoăn trước nguy cơ thí sinh ảo tăng

Các trường băn khoăn trước nguy cơ thí sinh ảo tăng
Theo phương án kỳ thi quốc gia năm 2015, Bộ GD-ĐT cho phép thí sinh được tự in giấy báo điểm để tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Đa phần lãnh đạo các trường và các Sở GD-ĐT khu vực phía Nam đều băn khoăn trước khả năng khó kiểm soát được lượng thí sinh ảo.

Dự báo lượng thí sinh ảo tăng đột biến
 
Ngày 26/9, hơn 300 đại biểu là lãnh đạo sở GD-ĐT các tỉnh và lãnh đạo các trường ĐH, CĐ khu vực phía Nam từ Bình Thuận trở vào đã tham dự Hội nghị triển khai phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015. Các đại biểu đều thống nhất việc tổ chức một kỳ thi quốc gia chung nhưng vẫn tỏ ra lo lắng ở khâu tổ chức và kỹ thuật để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh.
Các trường băn khoăn trước nguy cơ thí sinh ảo tăng
Các trường đều lo lắng lượng thí sinh ảo tăng khi được tự in giấy báo điểm tham gia xét tuyển vào ĐH, CĐ.
 
 
TS Đỗ Văn Xê - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cho rằng nếu cứ để thí sinh tự do trong việc in giấy báo điểm để tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ thì sẽ không khống chế được số lượng thí sinh ảo. Theo đó, ông Xê kiến nghị năm nay chưa nên cho phép thí sinh xét tuyển tự do, mà ràng buộc bằng việc chỉ nên cấp 3 giấy chứng nhận kết quả thi.

Đồng ý kiến này, GS.TS Mai Hồng Quỳ - Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TPHCM cho biết: “Chúng tôi rất lo lắng trước vấn đề ảo. Năm nào chúng tôi cũng dự toán gọi thêm 30% bởi vì thực tế số lượng thí sinh vào trường không bao giờ như dự kiến của mình. Với tình hình năm nay thì trường cũng sẽ căn cứ vào lượng ảo của 3 năm tuyển sinh liên tiếp và bộ phận công nghệ thông tin của phòng đào tạo sẽ phải tính toán, dự toán số ảo để gọi thêm đảm bảo đủ đầu vào. Vì vậy trường chúng tôi cũng đồng ý với nhiều ý kiến các trường chỉ cấp 3 phiếu điểm chứ nếu cấp thoải mái thì sẽ rất khó cho các trường".

Cũng băn khoăn vấn đề này, ông Dương Thế Phương - Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Dương ý kiến rằng: “Bộ GD-ĐT nói sẽ tính cái ảo nhưng tổ chức như thế này thì ảo càng nhiều. Một thí sinh có thể thi 5 môn và có thể có 3 nguyện vọng thuộc 3 khối. Giả sử sau khi thi, theo nguyên tắc tổ chức của Bộ thì một học sinh lấy phiếu điểm thì phiếu điểm đó ai cấp? Sở GD-ĐT địa phương hay trường ĐH in? Nếu Sở GD in thì vừa in bằng tốt nghiệp, phiếu điểm 3 khối theo nguyện vọng của thí sinh. Vậy có lường trước khống chế bao nhiêu nguyện vọng cho học sinh không?”.

Thí sinh nộp xét tuyển online

Bên cạnh những lo lắng trước tình trạng không thể lường được số lượng thí sinh ảo, nhiều trường cũng góp ý với Bộ GD-ĐT những giải pháp riêng của mình. Phát biểu tại hội nghị, TS Nguyễn Quốc Chính - Phó trưởng Ban đào tạo ĐH và sau ĐH (ĐH Quốc gia TPHCM) cho biết một vấn đề nhiều trường lo lắng là thí sinh ảo năm nay rất là cao nếu cho phép thí sinh nộp tất cả cho các trường ĐH, có khả năng một em nộp cùng lúc 4-5 trường.
 
“Bộ GD-ĐT cho biêt đã có phần mềm giải quyết việc đó thì nên sớm cho các trường biết cụ thể sẽ như thế nào hoặc chúng ta quay lại cách làm thủ công như trước kia là in 2-3 giấy báo điểm. Nếu cứ để cho thí sinh nộp thoải mái hồ sơ xét tuyển thì các trường sẽ vất vả để xử lý đều này. Chúng tôi mong muốn có giải pháp càng tin học hóa thì càng tốt”, ông Chính đề xuất.
 
Trong khi đó, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, thì đưa ra quan điểm tuyển sinh của tôi vẫn là nguyên tắc “lọt sàn xuống nia”, như nay rồi Bộ đã khẳng định trường nào lấy từ 17 điểm trở lên thì là nhóm 1, từ 15-17 điểm là nhóm 2còn những trường nào lấy từ điểm sàn thì thuộc nhóm 3. Như vậy, để giảm số lượng ảo thì đề nghị Bộ GD-ĐT năm nay cũng phân tầng như vậy tức là đợt 1 cho những trường thuộc nhóm 1 cho tuyển trước, sau khi đủ chỉ tiêu trong vòng 1 tuần chẳng hạn thì những em còn lại tiếp tục đăng ký vào những trường top 2 và phần còn lại đăng ký vào trường top 3, thì như vậy các trường yên tâm sẽ không có “ảo” nữa. Chứ bây giờ cho các em đăng ký thoải mái thì chúng tôi không thể nào lường được số đăng ký vào trường bao nhiêu.

Cũng theo ông Dũng, nhà trường sẽ tiếp tục đăng ký với Bộ GD-ĐT đề án tuyển sinh riêng của mình. Năm 2015, trường sẽ có bước đột phá trong xét tuyển theo đề án riêng là công nhận những học sinh nào có chứng nhận tiếng Anh quốc tế hoặc là những em học trường chuyên mà điểm 3 môn Toán, Lí, Hóa đạt 7,0 trở lên thì cục khảo thí cho trường chúng tôi tuyển thẳng. Ông Dũng lý giải rằng “riêng đối với học sinh trường chuyên thì những em này đã được sàn lọc từ năm lớp 10, đa phần các em học rất giỏi nên với mong muốn là cải tiến này sẽ bớt ảo đi để các trường chọn được thí sinh phù hợp hơn”.

Trước lo lắng của các đại biểu, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết việc cấp 3 hay 5 giấy chứng nhận kết quả thi là cách làm cũ, nay chúng ta phải tin học hoá việc này. Như vậy, thí sinh có thể tự do đăng ký online hoặc giấy”.

Trong khi đó, trong phần kết luận hội nghị, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng tỷ lệ thí sinh ảo trong xét tuyển ở kỳ thi này phải tăng lên để công bằng hơn cho thí sinh và giúp các trường tuyển được thí sinh chất lượng hơn. Trong đó, thí sinh thấy giải tỏa uất ức thiệt thòi vì điểm cao nhưng vẫn không đỗ ĐH.
 
“Trên tinh thần này, các trường phải chấp nhận vất vả hơn khi có nhiều thí sinh ảo trong khâu xét tuyển”, Bộ trưởng khẳng định
Lê Phương
Read More...

Bộ GD-ĐT giải đáp thắc mắc về thi quốc gia năm 2015

Bộ GD-ĐT giải đáp thắc mắc về thi quốc gia năm 2015
(Dân trí) - Thí sinh thi ở cụm địa phương có được đăng ký vào đại học? Cách xác định “ngưỡng” điểm xét tuyển như thế nào? Hướng ra đề thi như thế nào? Cách tính điểm tốt nghiệp? Cách tổ chức thi?

Hàng loạt câu hỏi đã được đặt ra sau khi Bộ GD-ĐT công bố quyết định về kì thi quốc gia 2015. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về kì thi quốc gia này, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã có những giải đáp cụ thể.
Thi ở cụm địa phương vẫn có cơ hội xét tuyển vào đại học
Tại sao Bộ GD-ĐT tổ chức 2 cụm thi, một do sở GD-ĐT tổ chức, một do các ĐH,CĐ chủ trì dù học sinh vẫn làm chung đề thi?
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn GaTrao đổi với báo chí ngày 11/9/2014, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga(ảnh) cho biết: Thống kê hàng năm của Bộ GD-ĐT cho thấy trên dưới 20% học sinh tốt nghiệp THPT không thi ĐH, CĐ để chuyển sang học nghề, TCCN hoặc lĩnh vực khác. Các em không có nguyện vọng dự tuyển vào các ĐH, CĐ mà bắt lên cụm thi ở xa thì đi lại tốn kém không cần thiết nên tổ chức ở địa phương cho thuận lợi theo chỉ đạo của Thủ tướng không gây phiền hà, phức tạp cho người học và xã hội. Đề thi năm 2015 làm cho 2 mục đích nên không lí do gì lại khác đi giữa cụm thi ở các sở chủ trì và cụm thi do các trường ĐH, CĐ chủ trì.
Thí sinh thi tại các sở GD-ĐT có điểm cao nhưng muốn xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có được không, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Điều kiện cần của thí sinh để vào các trường ĐH, CĐ là bằng tốt nghiệp THPT, điều kiện đủ phụ thuộc yêu cầu riêng các trường. Có trường chỉ cần các em tốt nghiệp THPT và xét kết quả học tập năm lớp 12 hoặc quá trình học 3 năm ở phổ thông.
Vậy các em vẫn còn cơ hội vào ĐH, CĐ. Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các trường xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia phải công bố công khai phương thức tuyển sinh vào các ngành của trường trước 1/1/2015. Vì vậy, các em cần theo dõi thông tin tuyển sinh của các trường để tham gia tuyển sinh vào những trường này, phù hợp với nguyện vọng, năng lực cá nhân và điều kiện gia đình”.
Học sinh nào được thi thay thế môn ngoại ngữ? Cách xét tốt nghiệp như thế nào? Cách ôn thi như thế nào? Học sinh đoạt giải quốc gia được xét thế nào?... Hàng loạt câu hỏi này được ông Trần Văn Nghĩa và Trần Văn Kiên đều là Phó Cục trưởng Cục khảo thí & Kiểm định chất lượng - Bộ GD-ĐT giải đáp tại buổi giao lưu trực tuyến về kì thi quốc gia năm 2015 do VTC News tổ chức ngày 11/9/2014.
Đối tượng nào được thi môn khác thay thế môn ngoại ngữ
Bộ GD-ĐT quy định, thí sinh không học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng được chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các môn tự chọn. Vậy học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng là như thế nào?
(ảnh):Ông Trần Văn Kiên, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT (ảnh): Với môn Ngoại ngữ là môn thi bắt buộc, thí sinh phải thi một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Đức, Tiếng Nhật. Những học sinh Giáo dục trung học và học viên Giáo dục thường xuyên không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng dạy và học thì không bắt buộc phải thi môn ngoại ngữ, thí sinh được chọn môn thi thay thế trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.

Đó là, giáo viên dạy môn Ngoại ngữ thiếu hoặc chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo, năng lực dạy học yếu; việc thực hiện chương trình không liên tục; học sinh là người dân tộc thiểu số, khả năng tiếp thu Ngoại ngữ yếu hoặc do chuyển trường nên phải học đổi môn Ngoại ngữ; các điều kiện về trang thiết bị dạy học, thực hành tiếng chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học... Những thí sinh này được thi thay thế môn Ngoại ngữ do Giám đốc Sở GD-ĐT quyết định.

Bộ gộp chung 2 kỳ thi tuyển sinh thì tiêu chí để xét vào đại học, Công tác tổ chức tuyển sinh sẽ như thế nào?
(ảnh)Ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT (ảnh) cho biết: Về tổ chức thi, nếu em có nguyện vọng sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, em phải đăng ký dự thi ở một cụm thi do trường đại học chủ trì (tại trường đại học đó). 
Các trường đại học sẽ công bố phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi quốc gia (công bố môn thi sử dụng để xét tuyển vào từng ngành). Nếu một trường đại học những năm trước tuyển sinh khối A thì năm nay bên cạnh việc có thể sử dụng các tổ hợp môn khác để xét tuyển, trường vẫn phải sử dụng tổ hợp ba môn là toán, lý, hóa để xét tuyển.
Các trường được phép tự chủ về tuyển sinh như tổ chức các kì kiểm tra bổ sung bên cạnh kết quả của kì thi quốc gia. Vậy xin Bộ giáo dục cho biết các trường có được phép tổ chức thi các môn mà Bộ có tổ chức thi trong kỳ thi THPT quốc gia hay không? 

Ông Trần Văn Nghĩa: Các trường hoàn toàn có quyền tự chủ trong tuyển sinh, tuy nhiên, để thực hiện tự chủ tuyển sinh thì các trường cần phải xây đựng đề án tự chủ tuyển sinh, và trong đề án phải chứng minh được năng lực thực hiện phương án mà mình đề ra.
Các học sinh đều được cấp một loại bằng tốt nghiệp
Cách đánh giá tốt nghiệp và xếp loại bằng tốt nghiệp THPT năm 2015 sẽ như thế nào vì kỳ thi còn đảm nhiệm 2 mục đích?

Ông Trần Văn Kiên: Kế thừa những thành công và những ưu điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 kết hợp sử dụng kết quả bốn môn thi tối thiểu với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm khuyến khích nếu có để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Năm 2015 để xét công nhận tốt nghiệp vẫn giữ ổn định như năm 2014.

Đây là một kỳ thi cho tất cả đối tượng dự thi. Vì vậy, học sinh Giáo dục trung học và học viên Giáo dục thường xuyên được công nhận tốt nghiệp đều được cấp một loại bằng tốt nghiệp THPT.
Với các đối tượng ưu tiên xét tuyển, tuyển thẳng (đạt giải quốc gia, quốc tế…) như mọi năm vẫn phải tham dự thi tốt nghiệp, năm nay có cần tham dự kỳ thi chung này không?

Ông Trần Văn Kiên: Kỳ thi THPT quốc gia kế thừa những thành công và ưu điểm của các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ trước đây, nhất là năm 2014.

Những đổi mới của kỳ thi này chủ yếu ở mục đích kỳ thi, cách thức tổ chức coi thi, chấm thi và sử dụng kết quả thi vào xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ.

Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của thí sinh, các chế độ ưu tiên đã quy định trong quy chế thi tốt nghiệp THPT và quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành về chế độ ưu tiên thí sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia, quốc tế sẽ được tiếp tục áp dụng đối với kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2015, cụ thể: Các thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2015 và những thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi năm 2014 (được bảo lưu) được ưu tiên xét tuyển vào ĐH, CĐ theo đúng quy định trong quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hiện hành.

Những thí sinh này vẫn phải tham dự kì thi THPT quốc gia; chỉ trừ những thí sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh vào các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2015 thì không phải tham dự kì thi THPT quốc gia.
Với kỳ thi chung này, Bộ có hướng ra đề như thế nào để giáo viên và học sinh có hướng dạy, học và ôn tập?

Ông Trần Văn Nghĩa: Đề thi của kỳ thi quốc gia sẽ bám sát chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Cấu trúc đề thi sẽ gần tương tự đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2014.
Các học sinh tốt nghiệp năm 2013, 2014 nếu có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào ngành yêu cầu kết quả thi môn toán, vật lý, hóa học thì các em chỉ cần đăng ký thi 3 môn là toán, vật lý, hóa học.
Read More...

điểm chuẩn vào lớp 10 trường trung học phổ thông công lập năm học 2014 - 2015

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 6982/QĐ-SGD&ĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Hà Nội, ngày 11 tháng 7năm 2014


QUYẾT ĐỊNH
Về điểm chuẩn vào lớp 10 trường trung học phổ thông công lập
năm học 2014 - 2015


GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

Căn cứ Quyết định số 60/2008/QĐ-UBND ngày 24/12/2008 của UBND Thành phố Hà Nội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội;
Căn cứ thông tư số 02/2013/TT-BGDĐT ngày 30/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông;
Căn cứ Công văn số 5190/SGD&ĐT-QLT ngày 16/4/2014 của Sở GD&ĐT Hà Nội về hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2014-2015;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục và Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông công lập;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.Duyệt điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 các trường trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2014-2015 theo Bảng điểm chuẩn đính kèm.
Điều 2. Căn cứ vào điểm chuẩn, Hiệu trưởng các trường THPT công lập tổ chức tiếp nhận học sinh trúng tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và Hướng dẫn tuyển sinh của Sở GD&ĐT Hà Nội.
Điều 3. Các ông (bà) Trưởng các phòng, ban của Sở, Hiệu trưởng các trường THPT công lập chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.


Nơi nhận :
- Bộ GD&ĐT (để báo cáo);
- UBND Thành phố (để báo cáo);
- Như điều 3 (để thực hiện);
- Lưu VT-QLT&KĐ.
GIÁM ĐỐC

(đã ký)

Nguyễn Hữu Độ



BẢNG ĐIỂM CHUẨN VÀO LỚP 10 THPT CÔNG LẬP NĂM HỌC 2014 - 2015
(Kèm theo Quyết định số 6982/QĐ-SGD&ĐT ngày 11/7/2014)

STT
Trường THPT
Điểm chuẩn
Ghi chú
1.
Chu Văn An
54,5
Tiếng Nhật: 52,0
2. 
Phan Đình Phùng
51,5

3. 
Phạm Hồng Thái
49,0

4. 
Nguyễn Trãi- Ba Đình
48,0

5. 
Tây Hồ
45,0

6. 
Thăng Long
53,5

7. 
Việt Đức
51,5
Tiếng Nhật: 46,0
8. 
Trần Phú-Hoàn Kiếm
51,0

9. 
Trần Nhân Tông
49,5
Tiếng Pháp: 40,5
10. 
Đoàn Kết-Hai Bà Trưng
48,0

11. 
Kim Liên
52,0
Tiếng Nhật: 45,5
12. 
Yên Hoà
52,5

13. 
Lê Quý Đôn- Đống Đa
51,0

14. 
Nhân Chính
51,0

15. 
Cầu Giấy
49,5

16. 
Quang Trung-Đống Đa
47,5

17. 
Đống Đa
46,0

18. 
Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân
44,5

19. 
Ngọc Hồi
48,5

20. 
Hoàng Văn Thụ
41,5

21. 
Việt Nam –Ba Lan
42,0

22. 
Trương Định
41,5
Tuyển NV3 khu vực 1,2,4: 43,5
23. 
Ngô Thì Nhậm
40,5

24. 
Nguyễn Gia Thiều
52,0

25. 
Cao Bá Quát- Gia Lâm
44,0

26. 
Lý Thường Kiệt
48,0

27. 
Yên Viên
46,0

28. 
Dương Xá
44,0

29. 
Nguyễn Văn Cừ
41,5

30. 
Thạch Bàn
44,0

31. 
Phúc Lợi
40,5
Học sinh trúng tuyển nộp hồ sơ tại THPT Lý Thường Kiệt
32. 
Liên Hà
49,0

33. 
Vân Nội
42,5

34. 
Mê Linh
44,5

35. 
Đông Anh
44,0

36. 
Cổ Loa
45,5

37. 
Sóc Sơn
46,0

38. 
Yên Lãng
41,0

39. 
Bắc Thăng Long
41,0

40. 
Đa Phúc
43,5

41. 
Trung Giã
40,0

42. 
Kim Anh
39,0

43. 
Xuân Giang
39,5

44. 
Tiền Phong
37,0

45. 
Minh Phú
32,5

46. 
Quang Minh
31,0

47. 
Tiến Thịnh
28,5

48. 
Tự Lập
22,0
Tuyển NV3 khu vực 6: 24,0
49. 
Nguyễn Thị Minh Khai
50,5

50. 
Xuân Đỉnh
47,0

51. 
Hoài Đức A
46,5

52. 
Đan Phượng
45,0

53. 
Thượng Cát
39,0

54. 
Trung Văn
41,0
Tuyển NV3 khu vực 3,7: 43,0
55. 
Hoài Đức B
40,5

56. 
Tân Lập
37,5

57. 
Vạn Xuân – Hoài Đức
40,0

58. 
Đại Mỗ
39,0
Tuyển NV3 khu vực 1,3,7: 41,0
59.
Hồng Thái
35,0

60. 
Sơn Tây
44,0
Tiếng Pháp: 37,5
61. 
Tùng Thiện
43,0

62. 
Quảng Oai
37,5

63. 
Ngô Quyền-Ba Vì
34,5

64. 
Ngọc Tảo
38,0

65. 
Phúc Thọ
37,0

66. 
Ba Vì
30,0

67. 
Vân Cốc
31,5

68. 
Bất Bạt
23,5

69. 
Xuân Khanh
23,0

70. 
Minh Quang
22,0
Tuyển NV3 khu vực 8: 24,0.
Học sinh trúng tuyển nộp hồ sơ tại THPT Ba Vì
71. 
Quốc Oai
45,5

72. 
Thạch Thất
44,0

73. 
Phùng Khắc Khoan-Th. Thất
40,5

74. 
Hai Bà Trưng-Thạch Thất
37,0

75. 
Minh Khai
34,5

76. 
Cao Bá Quát- Quốc Oai
35,0

77. 
Bắc Lương Sơn
31,0

78. 
Lê Quý Đôn – Hà Đông
51,5

79. 
Quang Trung- Hà Đông
46,5

80. 
Thanh Oai B
42,5

81. 
Chương Mỹ A
43,0

82. 
Xuân Mai
39,0

83. 
Nguyễn Du – Thanh Oai
36,0

84. 
Trần Hưng Đạo- Hà Đông
33,5

85. 
Chúc Động
33,5

86. 
Thanh Oai A
33,0

87. 
Chương Mỹ B
27,0

88. 
Lê Lợi – Hà Đông
41,0

89. 
Thường Tín
43,5

90. 
Phú Xuyên A
37,0

91. 
Đồng Quan
35,5

92. 
Phú Xuyên B
33,0

93. 
Tô Hiệu -Thường Tín
31,5

94. 
Tân Dân
26,0

95. 
Nguyễn Trãi – Thường Tín
32,0

96. 
Vân Tảo
27,0

97. 
Lý Tử Tấn
26,0
Tuyển NV3 toàn thành phố: 28,0
98. 
Mỹ Đức A
43,5

99. 
Ứng Hoà A
35,0

100. 
Mỹ Đức B
32,5

101. 
Trần Đăng Ninh
28,5

102. 
Ứng Hoà B
22,0

103. 
Hợp Thanh
25,5

104. 
Mỹ Đức C
23,0

105. 
Lưu Hoàng
22,0
Tuyển NV3 toàn thành phố: 24,0
106. 
Đại Cường
22,0
Tuyển NV3 toàn thành phố: 24,0


Ghi chú: Việc tổ chức tiếp nhận học sinh đăng ký dự tuyển Nguyện vọng 3 vào trường được thực hiện như sau:
  1. Những học sinh có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn của trường từ 2 điểm trở lên viết đơn đăng ký dự tuyển nguyện vọng 3 vào trường ( theo mẫu, đơn do nhà trường cấp cho học sinh) kèm theo bản phô tô giấy báo kết quả tuyển sinh vào 10 THPT năm học 2014-2015.
  2. Thời gian nộp đơn từ 8h00 ngày 13/07/2014 đến 17 h00 ngày 15/07/2014 (theo giờ hành chính).
  3. Nhà trường xét theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao.
  4. 8 h 00 ngày 16/07/2014, nhà trường thông báo kết quả những học sinh trúng tuyển nguyện vọng 3 vào trường. Học sinh trúng tuyển nộp hồ sơ vào trường từ 8h 00ngày đến 17h00 ngày 16/07/2014.
  5.  

Read More...