Giới Thiệu Về Vân Cốc FC

Trang thông tin tổng hợp của giới trẻ Vân Cốc. Nơi giao lưu của các thế hệ Vân Cốc

Hiển thị các bài đăng có nhãn Các Môn Học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Các Môn Học. Hiển thị tất cả bài đăng

Đề Thi Đáp án Đại học Khối A - A1 Năm 2014

Đề thi đáp án khối A -A1 các môn thi Đại Học 2014

Đáp án Đại học môn Anh Văn Khối A1 2014

Đề thi Đại học môn Anh Văn Khối A1 mã đề 712 (chính thức)    Đáp án Đại học môn Anh Văn Khối A1 mã đề 712 (gợi ý)   
Đề thi Đại học môn Anh Văn Khối A1 mã đề 163 (chính thức)    Đáp án Đại học môn Anh Văn Khối A1 mã đề 163 (gợi ý)   
Đề thi Đại học môn Anh Văn Khối A1 mã đề 473 (chính thức)    Đáp án Đại học môn Anh Văn Khối A1 mã đề 473 (gợi ý)   
Đề thi Đại học môn Anh Văn Khối A1 mã đề 973 (chính thức)    Đáp án Đại học môn Anh Văn Khối A1 mã đề 973 (gợi ý)   
Đề thi Đại học môn Anh Văn Khối A1 mã đề 285 (chính thức)    Đáp án Đại học môn Anh Văn Khối A1 mã đề 285 (gợi ý)   

  Đáp án đề thi đại hco môn Hóa Khối A -2014

Đề thi Đại học môn Hóa Học Khối A mã đề 825 (chính thức)    Đáp án Đại học môn Hóa Học Khối A mã đề 825 (gợi ý)   
Đề thi Đại học môn Hóa Học Khối A mã đề 973 (chính thức)    Đáp án Đại học môn Hóa Học Khối A mã đề 973 (gợi ý)   
Đề thi Đại học môn Hóa Học Khối A mã đề 259 (chính thức)    Đáp án Đại học môn Hóa Học Khối A mã đề 259 (gợi ý)   
Đề thi Đại học môn Hóa Học Khối A mã đề 468 (chính thức)    Đáp án Đại học môn Hóa Học Khối A mã đề 468 (gợi ý)   
Đề thi Đại học môn Hóa Học Khối A mã đề 596 (chính thức)    Đáp án Đại học môn Hóa Học Khối A mã đề 596 (gợi ý)   
Đề thi Đại học môn Hóa Học Khối A mã đề 357 (chính thức)    Đáp án Đại học môn Hóa Học Khối A mã đề 357 (gợi ý)   

Đáp án Đại học môn Vật Lý Khối A 2014

Đề thi Đại học môn Vật Lý Khối A mã đề 692 (chính thức)  Đáp án Đại học môn Vật Lý Khối A mã đề 692 (gợi ý) 
Đề thi Đại học môn Vật Lý Khối A mã đề 259 (chính thức)  Đáp án Đại học môn Vật Lý Khối A mã đề 259 (gợi ý) 
Đề thi Đại học môn Vật Lý Khối A mã đề 319 (chính thức)  Đáp án Đại học môn Vật Lý Khối A mã đề 319 (gợi ý) 
Đề thi Đại học môn Vật Lý Khối A mã đề 493 (chính thức)    Đáp án Đại học môn Vật Lý Khối A mã đề 493 (gợi ý)   
Đề thi Đại học môn Vật Lý Khối A mã đề 746 (chính thức)  Đáp án Đại học môn Vật Lý Khối A mã đề 746 (gợi ý) 
Đề thi Đại học môn Vật Lý Khối A mã đề 825 (chính thức)  Đáp án Đại học môn Vật Lý Khối A mã đề 825 (gợi ý) 

Đáp án Đại học môn Toán Khối A năm 2014

Đề thi Đại học môn Toán Khối A năm 2014 (chính thức)    Đáp án Đại học môn Toán Khối A năm 2014 (gợi ý)   
Read More...

Thầy cô chỉ dẫn cách làm bài thi đạt điểm cao

Môn Toán: Thực hiện tiêu chí “3 Đ”

Theo thầy Nguyễn Sơn Hà - Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội thì khi làm bài thi môn Toán, thí sinh cần phải thực hiện tiêu chí “3 Đ”, đó là Đúng - Đủ - Đẹp. Cụ thể, học sinh (HS) phải viết đúng các công thức toán, viết đúng các kí hiệu toán, rút gọn đúng các biểu thức và kết quả đúng ở tất cả các phép toán. HS phải trình bày đủ ý; các bài toán thi tốt nghiệp bám sát nội dung sách giáo khoa và đều có quy trình giải, vì vậy HS phải trình bày đầy đủ các ý trong quy trình giải một bài toán như: quy trình khảo sát và vẽ đồ thị hàm số, quy trình tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số trên một tập hợp, quy trình tính tích phân bằng phương pháp đổi biến... Thang điểm của bài thi sẽ căn cứ vào các bước trong quy trình giải toán, nếu HS trình bày đủ các ý thì sẽ không bị mất điểm. Ngoài ra, HS cần phải có đáp số hoặc kết luận trong lời giải mỗi bài toán vì biểu điểm thường có 0,25 điểm ở phần kết luận, đáp số.


Để đạt điểm cao, HS cần trình bày đẹp, diễn đạt tốt, các ý rõ ràng. Thang điểm của bài thi thường có sau mỗi suy luận logic hoặc sau mỗi phép biến đổi, tính giá trị biểu thức... Vì vậy, sau mỗi suy luận logic hoặc biến đổi, tính toán biểu thức..., HS nên xuống dòng, chia ý rõ ràng. Tránh tình trạng viết lời giải một bài toán như viết một đoạn văn, khi đó nếu HS sai ở dòng cuối cùng thì có thể bị mất nhiều điểm.

Điều quan trọng là thí sinh cần làm bài dễ để củng cố tinh thần: HS cần đọc đề thi vài lượt, chọn bài dễ làm trước và viết ngay vào bài thi, khi trình bày được vào bài thi, tinh thần làm bài của HS sẽ tốt hơn. Bài khảo sát và vẽ đồ thị hàm số là bài có sẵn quy trình giải và luôn xuất hiện trong các kì thi tốt nghiệp THPT, HS có thể làm ngay bài khảo sát trước. Nếu HS làm bài khó không ra kết quả thì có thể mất tinh thần làm bài.

Môn Tiếng Anh: Không phân biệt câu dễ và khó

Theo cô giáo Vũ Mỹ Lan, Trưởng bộ môn Tiếng Anh - Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TPHCM thì do đặc tính riêng đối với môn thi Tiếng Anh nên thí sinh không nên phân biệt câu dễ làm trước, khó làm sau mà nên làm trình tự từ đầu đến cuối. Việc thí sinh phân biệt câu khó dễ hay dẫn đến việc bỏ sót, khoanh sai đáp án từ câu này sang câu nọ...

Cô Lan cho rằng, môn Tiếng Anh thi theo hình trắc nghiệm nên đề không thể quá khó mà chủ yếu kiểm tra các kiến thức cơ bản. Chính vì thế, nếu thí sinh quản lý quỹ thời gian tốt thì kết quả làm bài sẽ hiệu quả. Thí sinh không nên làm bài quá nhanh để quay lại làm lại lần hai bởi đối với môn thi này nếu thí sinh càng sửa nhiều thì càng không chính xác. Thí sinh chỉ cần tính toán làm sao để dư khoảng 10-15 phút để kiểm tra lại bài thi của mình, như xem đã khoanh đáp án đúng quy định hay chưa, đã ghi đầy đủ thông tin trên giấy trả lời trắc nghiệm hay chưa… Để tránh việc mất thời gian trong việc tô lại đáp án, thí sinh nên sử dụng bút chì mềm.

Về phân bố thời gian để làm bài, cô Lan khuyên thí sinh chỉ dành 1-2 phút để làm các câu hỏi về từ vựng, ngữ pháp. Đối với phần đọc hiểu thì cần đọc lướt nhanh sau đó xem đề bài hỏi những gì. Do đặc tích là đọc hiểu chứ không phải đọc dịch nên thí sinh tránh việc đọc toàn bài để dịch và sau đó trả lời. Cách làm này rất mất thời gian và không hiệu quả.

Môn Địa: Đọc kỹ đề để tránh nhầm lẫn

Theo thầy Lê Huy Hiếu - giáo viên Địa lý Trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội thì khi làm bài thi môn Địa, thí sinh phải rất cẩn trọng khi đọc đề. Đọc không kĩ đề nên trả lời dễ lạc đề hoặc trả lời không đúng trọng tâm.

Sau khi đọc kỹ thế thí sinh cần phải tính toán để phân bố thời gian làm bài hợp lý. Thực tế ở nhiều kỳ thi tốt nghiệp có rất nhiều thí sinh phân bổ thời gian làm bài không hợp lí, một số câu thường được dành quá nhiều thời gian làm quá kĩ, chi tiết nên không đủ thời gian làm các câu còn lại, phải làm sơ sài, bỏ ý, bỏ câu, mất số điểm lớn.

Đề thi tốt nghiệp có 4 câu, cần làm đều cả 4 câu, không thiên lệch câu nào. Từng câu đã quy định số điểm. Việc phân bổ thời gian làm bài chủ yếu dựa vào số điểm này. Cần phác nhanh dàn bài cho từng câu. Vừa viết vừa rà soát lại các ý. Viết theo dàn bài, bài viết sẽ mạch lạc và dễ phát hiện các ý thiếu để bổ sung.
Đối với phần biểu đồ, HS mắc lỗi nhiều nhất là không xác định được đúng kiểu biểu đồ cần vẽ và vì thế mất rất nhiều điểm. Hai yếu tố để xác định kiểu biểu đồ là yêu cầu của đề và bảng số liệu. Những HS xác định sai kiểu vẽ phần lớn là do chỉ chú ý tới bảng số liệu mà không đọc kĩ yêu cầu của đề. Vì vậy quan trọng nhất là xem đề yêu cầu như thế nào, thể hiện cơ cấu, so sánh hay thay đổi, phát triển…Theo yêu cầu đó có thể bao nhiêu cách vẽ, sau đó kết hợp bảng số liệu mới quyết định chính xác kiểu vẽ thích hợp nhất. Những lỗi thông thường khác cần tránh là thiếu tên biểu đồ, thiếu chú giải, không điền những số liệu cần vào biểu đồ, chia khoảng cách thời gian sai, không ghi đơn vị tính. Các lỗi này sẽ làm mất điểm thành phần. Khi vẽ cũng cần tính toán kích cỡ biểu đồ vừa phải, trực quan, đẹp. Vẽ to quá mất thời gian, nhỏ quá khó nhìn. Không cần cầu kì quá đối với với các kí hiệu. Trừ đường tròn, tất cả phần còn lại của biểu đồ không được vẽ bằng bút chì mà phải vẽ bẳng bút cùng màu với chữ viết.

Với các câu hỏi gắn với Atlat, đề thường ra là “ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học…”, khi làm bài thông thường HS chỉ sử dụng một trong hai cơ sở trên là không đủ, sẽ bị sót một số ý. Thiếu sót thứ hai là HS chỉ sử dụng một trang Atlat. Kể cả câu hỏi đơn giản nhất cũng cần thận trọng vì rất ít nội dung Địa lí chỉ nằm ở một trang.

Môn Sinh: Cẩn thận để tránh “bẫy”

Theo cô Lê Nguyên Hương - giáo viên môn Sinh học Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội thì môn Sinh học sẽ có các câu hỏi lý thuyết và bài tập, nhưng ở đề thi tốt nghiệp THPT, các dạng bài tập được hỏi đến sẽ không khó mà rất căn bản. Chính vì thế, HS chỉ cần ghi nhớ kỹ lý thuyết là có thể giải quyết tốt dạng bài này.


Cô Hương cũng cho rằng, ở môn Sinh học, thí sinh cần thận trọng khi đọc đề để tránh những “bẫy”. Ví dụ có câu người ra đề hỏi “có phải hiện tượng đó không đúng?” thì HS do không đọc kỹ đề lại hiểu câu hỏi là “đúng”. Sự nhầm lẫn giữa “đúng” và “không đúng” rất dễ xảy ra khi HS không có tâm thế bình tĩnh khi bước vào phòng thi. Trong thi trắc nghiệm, có câu hỏi dài hay ngắn nhưng thời gian chia cho mỗi câu tương đương nhau, nên nếu các em không biết cách phân bố thời gian sẽ không thể điền hết phương án trả lời cho tất cả các câu hỏi.
Read More...

Vì sao học sinh ngán sử, địa?

Việc học sinh không thích học môn sử, địa cùng với việc 2 môn học này là môn thi tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT khiến các môn học này ngày càng bị xem thường.
Kết quả khảo sát của nhiều trường THPT ở TP HCM cho thấy số lượng học sinh (HS) chọn sử, địa làm môn thi tốt nghiệp quá ít. Trường THPT Nguyễn Trãi (quận 4) có 634 HS dự thi tốt nghiệp thì chỉ có 27 HS thi địa, 50 HS thi sử; Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (quận 6), trong số gần 1.000 HS thi tốt nghiệp thì chỉ có khoảng 7-8 HS thi sử, hơn 100 HS thi địa.

Thầy ngán dạy, trò chán học
Ông Nguyễn Hữu Diệu, Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Đức (quận Thủ Đức), cho biết trước Tết Nguyên đán, trường có khảo sát xem HS sẽ chọn môn thi tốt nghiệp nào thì kết quả chỉ 30% chọn thi sử, địa. Nay với việc 2 môn này trở thành môn thi tự chọn thì số lượng HS đăng ký sẽ còn giảm rất nhiều. Ở rất nhiều trường THPT khác như THPT Tân Bình (quận Tân Phú), Nguyễn Công Trứ (quận Gò Vấp), Lương Thế Vinh (quận 1)... số học sinh chọn môn sử, địa cũng rất ít.

Ông Bùi Trí Hiệp, Hiệu trưởng Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (quận 6), cho rằng khi HS được chọn môn thi tốt nghiệp thì xu hướng của các em là chọn “một công đôi việc”, tức là chọn những môn vừa để thi tốt nghiệp vừa để thi ĐH. Chọn theo hướng đó các em sẽ có nhiều thời gian để ôn tập. Việc HS không chọn sử, địa cũng có nghĩa  là các em sẽ không chọn khối C để thi ĐH-CĐ. Với sự lựa chọn này thì môn sử, địa vốn không được HS coi trọng thì nay lại càng trở nên èo uột và dễ bị xem như là môn học phụ.

Học sinh Trường THPT Marie Curie (TP HCM) trong giờ học môn sử (Ảnh: Tấn Thạnh)

Bà Phùng Thị Nguyệt Thu, Hiệu trưởng Trường THPT Phú Lâm (quận 6), cho rằng đặc điểm của 2 môn sử, địa là có nhiều chi tiết nhỏ, khó nhớ nên làm cho HS sợ nếu phải thi 2 môn này. Thực tế, 2 môn học này không đến mức quá khó. Tuy nhiên, phương pháp giảng dạy hiện vẫn chưa thu hút được HS. Ông Lê Văn Linh, Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Bình (quận Tân Bình), cho rằng đề thi sử, địa lâu nay về cơ bản vẫn là trình bày lại diễn biến này, sự kiện kia trong đó yêu cầu thí sinh phải nhớ chi tiết. Điều này không chỉ khiến học trò sợ mà ngay cả giáo viên dạy những môn này cũng ngán.

Nỗi lo dân ta không biết sử ta!
PGS-TS Ngô Minh Oanh, Viện Trưởng Viện nghiên cứu giáo dục - Trường ĐH Sư phạm TP HCM, cho rằng lý do HS không chọn môn sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT không có nghĩa là HS ghét môn sử dù trong thực tế hiện nay, trong cách giảng dạy môn sử, cách ra đề thi các thầy cô phải rút kinh nghiệm nhiều để tránh quá tải cho HS. “Qua những lần dự giờ, khảo sát, chúng tôi nhận thấy HS vẫn rất yêu quý môn này. Các em có thể không lựa chọn môn sử vì chọn môn thi tốt nghiệp THPT trùng với môn thi ĐH” - PGS Oanh nhận định.

Theo PGS-TS Ngô Minh Oanh, việc lựa chọn môn thi, khối thi của HS, ngoài tư vấn của gia đình, cũng phản ánh thực trạng xã hội đó là các em “chạy” theo các ngành kinh tế nên lựa chọn những khối thi liên quan để thi. “Lâu nay, chúng ta đang theo kiểu học thế nào thì thi thế ấy. Quan niệm là môn học thuộc thì dĩ nhiên HS sẽ sợ dù thực tế sử  là môn rất cần tư duy và logic. Khi giáo viên yêu mến chính môn học này, tạo hồn cho bài giảng, truyền đam mê cho HS thì lẽ nào HS lại không yêu mến!” - PGS Oanh nói. Ngoài ra, PGS Oanh cho rằng trong tương lai, Bộ GD-ĐT nên điều chỉnh theo hướng các môn thi tự chọn phải có một môn thuộc khối tự nhiên và một môn thuộc khối xã hội.

PGS-TS Hà Minh Hồng, Trưởng Bộ môn Lịch sử Việt Nam - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, nhìn nhận việc HS không lựa chọn môn sử là hệ quả tất yếu của cả một quá trình chứ không phải chỉ sau khi bị xếp thành môn tự chọn. Trong tình hình hiện nay, cải tiến thi cử có vẻ như có lợi cho HS nhưng với một số môn học, nhất là môn sử là bất lợi. Bởi lẽ, vị trí môn học trong thực tế rất quan trọng đến việc lựa chọn môn thi của HS. Lâu nay, môn sử vẫn bị xem là môn phụ, là môn học thuộc, nếu đã không được coi là môn chính lại nặng nề trong cách dạy và học thì dĩ nhiên HS phải chọn giải pháp an toàn là chọn môn chính chứ không ai chọn môn phụ. “Sâu xa hơn, nếu cứ xếp môn sử thành môn tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ càng làm cho môn học này bị coi thường, không phát triển được, dẫn đến hệ lụy là một thế hệ, một nhận thức lịch sử không được coi trọng, dân ta không biết sử ta” - PGS Hồng lo lắng.


Sử phải là môn học và thi bắt buộc
Theo PGS-TS Hà Minh Hồng, nếu muốn vực dậy môn sử trong nhà trường, Bộ GD-ĐT phải có sự điều chỉnh. Ví dụ ở ĐH, những môn như chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là môn bắt buộc, vậy thì ở phổ thông cũng phải để môn sử thành môn học quan trọng, bắt buộc. Còn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, nên xếp môn sử thành 1 trong 3 môn bắt buộc bên cạnh văn, toán. Bởi vì dù là ngành nghề gì đi nữa thì ngoài công cụ giao tiếp, tư duy logic vẫn phải thấu hiểu lịch sử nước nhà.
Theo Huy Lân - Đặng Trinh (Người lao động)
Read More...

Hòa đồng có gì khó

Bạn thường hay lúng túng trong việc giao tiếp với những người xung quanh. Cách nào sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng này?
Hòa đồng có gì khó


1. Hãy cẩn thận lời nói khi trò chuyện, nói ít hơn những gì bạn suy nghĩ.

Thẳng thắn và chân thực là một điều cần thiết trong giao tiếp và trong các mối quan hệ. Tuy nhiên không phải lúc nào điều này cũng cần và cũng đúng. Hãy biết tiết kiệm lời nói sau những suy nghĩ của mình khi cần thiết bạn nhé. Bởi đôi khi chỉ một lời nói không dè chừng của bạn, cũng sẽ khiến cho ai đó bị tổn thương, mà lẽ ra việc đó là không cần thiết.

Tất cả những suy nghĩ của bạn, cũng không nên đi quá xa khi chính bạn chưa thực sự hiểu về một ai đó. Bạn nghĩ rằng mình đã hiểu về họ, nhưng sự thực lại đang đi ngược lại, khi khoảng thời gian biết họ là chưa nhiều. Luôn khiêm tốn và lịch sự trong từng câu nói sẽ khiến bạn được mọi người quý mến.

2. Luôn vui vẻ và cởi mở.

Đối với người lạ, có thể là lần đầu tiên giao tiếp hãy trả lời họ bằng một nụ cười từ bạn. Nét mặt khi giao tiếp là một phần quan trọng để bạn đánh giá về một ai đó. Hãy cứ thật thoải mái, nhưng cũng cần giữ chừng mực. Không gò bó câu chuyện, nhưng không quá bốc đồng. Nhiệt tình giúp đỡ mọi người cũng là yếu tố ghi điểm. Có thể xuất hiện những lời nói bàn tán không hay. Nhưng đừng quá quan tâm đến điều đó, thời gian sẽ giúp bạn chứng minh lòng tốt của mình.

3. Không nên hứa quá nhiều.

Hãy thực hiện điều bạn nghĩ bằng hành động hơn là bằng lời hứa. Lời hứa sẽ giúp bạn và ai đó có thêm quyết tâm, nghị lực nhưng cũng sẽ khiến họ mất hết niềm tin khi lời hứa không được thực hiện. Niềm vui sẽ được nhân lên gấp nhiều lần, khi bạn tạo cho ai đó một bất ngờ bằng kết quả thay vì những câu hứa cửa miệng.

4. Biết lắng nghe và thông cảm với mọi người.

Luôn luôn đặt mình vào vị trí của người khác, để hiểu và thông cảm với họ. Đừng giảng giải, đừng khuyên ngăn quá nhiều. Bởi đôi khi những lời bạn nói chỉ là lí thuyết, và nó quá khác so với thực tế việc mà người đó đang phải chịu đựng. Sự cảm thông của bạn sẽ trở nên quý giá hơn so với những lời nói triết lí.

5. Tôn trọng ý kiến của người khác và không bảo thủ.

Biết lắng nghe, học hỏi những ý kiến từ mọi người là điều cần thiết. Trong một cuộc tranh luận, đừng luôn cho rằng ý kiến của mình là đúng, hay mình đang rất hiểu đối phương nghĩ gì. Bởi thực tế, bạn cần im lặng để tiếp thu ý kiến từ người khác. Đừng bảo thủ với ý kiến cá nhân, hãy biết nhận lỗi khi mình đã sai và biết phân tích cho mọi người hiểu khi ý kiến của mình là đúng.

6. Không nên nịnh bợ kẻ trên và coi thường kẻ dưới .

Đừng bao giờ nhún nhường, sợ sệt trước quyền lực. Cũng đừng khinh thường những người đang đứng dưới mình, bởi chính họ sẽ là những người nhân tài để giúp đỡ bạn. Thái độ không đúng của bạn, chỉ chứng tỏ bạn là một người kém cỏi trong giao tiếp. Không chứng tỏ rằng bạn tài năng và đứng trên người khác.

7. Đừng quá lo lắng về khả năng làm việc của mình.

Hãy cứ tự tin và làm những gì bạn cho là đúng. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình không thể, vì khi đó sẽ đánh mất cơ hội của chính mình. Đôi khi sự do dự, chần chừ và kém tự tin của bạn trong mắt người khác sẽ khiến bạn trở thành một người lười biếng, ỷ lại và chốn việc. Dù có không thành công, nhưng vẫn có quyền ngẩng cao đầu và mỉm cười vì bạn đã cố gắng hết sức mình.
Read More...

Học nhóm: Khó mà lại dễ

Học nhóm, chắc chắn ai trong các bạn đều đã từng thử qua. Vậy các bạn thấy như thế nào. Chắc hẳn sẽ có một số bạn cảm thấy không đạt được những gì mình đề ra, và cũng có một số bạn thấy rất hiệu quả. Vậy bí quyết của các bạn ý là gì vậy nhỉ ?
Học nhóm

Thực chất của việc học nhóm là để mỗi thành viên đóng góp và giúp đỡ nhau để cùng đạt được một mục đích chung. Đây chính là một môi trường lý tưởng để rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm mà sẽ rất cần cho các bạn trong cuộc sống sau này.

1. Xác định mục đích rõ ràng

Một nhóm hoạt động tốt luôn có những mục đích rõ ràng. Mỗi thành viên trong nhóm cộng tác, liên kết với người khác để cùng theo đuổi một mục đích chung. Mục đích đó có thể là cùng nhau hoàn thành một đề tài đã được giao, ôn tập để vượt qua kì thi cuối kì, giúp đỡ học sinh yếu trong lớp nâng cao thành tích,…Mục tiêu rõ ràng sẽ giúp nhóm của bạn đi đúng hướng và không bị phân tán trong quá trình học tập. Vì vậy, các thành viên trong nhóm cần cùng nhau bàn bạc, thảo luận, thống nhất một mục đích chung thật cụ thể và rõ ràng.
 
2. Chọn người chỉ huy

Nhóm là tập hợp những cá thể khác nhau, có sự phân biệt rõ ràng về tính cách và nhận thức. Để nhóm đạt được sự thống nhất và hoạt động suôn sẻ trên hành trình dẫn đến mục tiêu luôn cần một người chỉ huy tốt. Đó có thể là người thông minh nhất trong nhóm, người có nhiều ý tưởng nhất,…Người đó phải có tiếng nói và có khả năng thuyết phục, thống nhất tất cả các thành viên còn lại. Tốt nhất hãy để cả nhóm cùng bàn bạc và chọn ra một người chỉ huy. Một khi đã chọn ra người đứng đầu, thì tất cả các thành viên còn lại trong nhóm hãy lắng nghe và tuân theo sự chỉ huy của họ.

3. Sự cộng tác giúp đỡ lẫn nhau

Người chỉ huy có trách nhiệm phân công công việc cho các thành viên và công bố mục đích chung, cũng như kết quả của của mọi công việc. Người chỉ huy cần phải biết điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên để bố trí công việc thật hợp lí. VD: Bạn A chăm chỉ và cẩn thận có thể giao cho việc ghi chép lịch học, chuẩn bị tài liệu cho cả nhóm, bạn B học tốt nhất thì đảm nhận giảng giải những vẫn đề khó cho nhóm,…Mỗi người mỗi việc, tùy theo năng lực mà phân công để nhóm hoạt động với hiệu quả cao nhất.
Là một thành viên trong nhóm, bạn chia sẻ những gì bạn biết và không biết với các thành viên còn lại. Bạn giúp họ hiểu vấn đề đồng thời nhận lại sự hỗ trợ từ phía họ. Kiến thức bạn cho đi không hề mất, đồng thời bạn được nhận lại nhiều kiến thức khác. Bạn phải mở rộng bản thân để học nhiều thứ từ những thành viên khác. Bạn phải đánh giá những gì họ nói, kiểm tra, kết luận. Bạn cần tích cực tham gia, đưa nhiều ý tưởng và giúp đỡ mọi người.
 
4. Cùng thảo luận và trao đổi 

Hãy cùng nhau đọc tài liệu, thảo luận và trao đổi về các bài viết, thuyết trình để đưa ra những nhận định đúng về vấn đề cần giải quyết. Mục đích không phải để cả nhóm viết lại bài viết, bài thuyết trình mà là để mọi người cùng quan tâm đến một vấn đề và thu thập thật nhiều ý tưởng xung quanh vấn đề đó. Tinh thần tập thể chính là điểm mạnh của việc học tập theo nhóm.
 
5. Tranh luận nhưng đừng căng thẳng

Một sự thật hiển nhiên đó là chúng ta luôn khác nhau và luôn cho rằng bản thân mình đúng, điều đó làm nổ ra các cuộc tranh luận. Tuy nhiên, nếu cùng ở trong một nhóm học tập, bạn cần thông cảm với những điểm chưa hoàn hảo của người khác, và họ cũng sẽ bỏ qua những thiếu sót của bạn. Tranh luận nhưng đừng cãi vã. Tranh luận căng thẳng sẽ khiến nhóm của bạn mất đoàn kết. 

Học nhóm giúp bạn có cơ hội thể hiện khả năng thuyết trình của mình, khiến bạn tự tin hơn rất nhiều. Học nhóm cũng là cách để bạn thắt chặt thêm tình đoàn kết với mọi người. Nhưng nhớ đừng thể hiện cái “Tôi” thái quá, luôn thể hiện tinh thần khiêm tốn, học hỏi, không kết thúc học nhóm sẽ là sự ganh ghét, bài xích lẫn nhau. Với chiếc máy tính nối mạng, bạn có thể chat voice để thảo luận, học nhóm cùng bạn bè ở khắp nơi. Vừa tiết kiệm thời gian, lại thực sự hiệu quả. Hãy chuẩn bị cho mình một thái độ học tập nghiêm túc và một nhóm học hiệu quả để nâng cao thành tích học tập cũng như sự đoàn kết giữa bạn bè.
  
Read More...

Ý tưởng cho bài học Tiếng Anh

Tiếng Anh giờ đây là một môn học chính trong hệ thống trường học của chúng ta. Học sinh thường được yêu cầu qua các bài thi tiếng Anh cho đến khi họ tốt nghiệp đại học. Có rất nhiều ý tưởng bài học tiếng Anh - kế hoạch cho giáo viên để giới thiệu cho sinh viên của họ.
Read More...

Làm thế nào để tính toán một cách nhanh chóng

Bạn có thể nghĩ rằng những người xuất sắc trong toán học là thông minh hơn. Sự thật là họ sử dụng các chiến lược và phương pháp cho phép họ thực hiện các tính toán về trí não nhanh chóng.
Read More...