Giới Thiệu Về Vân Cốc FC

Trang thông tin tổng hợp của giới trẻ Vân Cốc. Nơi giao lưu của các thế hệ Vân Cốc

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đất Và Người. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đất Và Người. Hiển thị tất cả bài đăng

Học Sinh Vân Cốc Trên Đường lên đỉnh Olympia

Đường lên đỉnh Olympia là một sân chơi rất bổ ích dành cho các bạn học sinh THPT trên toàn quốc. Để có mặt trong vòng thi tuần các thí sinh đã trải qua một số cuộc thi sơ khảo. Nó cần sự nỗ lực rất phi thường của những nhà leo núi.

Vào ngày 30-08-2015 Trường THPT Vân Cốc đã có thêm cột mốc mới đó là sự tham gia vào cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của bạn Phan Thế Hùng và năm nay 31-10-2016 ( theo ngày phát sóng) Trường THPT Vân Cốc chúng ta tiếp tục có sự tham dự của bạn Nguyễn Thùy Trang . Đó là sự “may mắn và hạnh phúc rất lớn đối với em nói riêng và toàn thể các bạn học sinh Trường THPT Vân Cốc nói chung” ( trích : Nguyễn Thùy Trang  phút 9:05 clip).

Sau khi xem đến giây phút này chắc chắn rằng mọi người đều thấy vui và tự hào khi là học sinh của trường THPT Vân Cốc. Nó là khởi đầu cho những thử thách và ước mơ. Cho dù có vinh quang hay thất bại thì các bạn đã đặt những nền móng đầu tiên để cho các thế hệ học sinh Vân Cốc tiếp theo nối bước.

Xin thay mặt tất cả học sinh vân cốc xin gửi lời chúc mừng đến bạn Nguyễn Thùy Trang đã về nhất cuộc thi tuần thứ 2. Chúc em luôn mạnh khỏe và tiếp tục cố gắng giành kết quả cao trong cuộc thi quý I và tiếp cho mọi người nghe như ở phút 49:56 nhé.

Và xin chúc tất cả các bạn luôn mạnh khỏe và thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống của mình.


Read More...

Đền Hai Bà Trưng – Đền Hát Môn

Theo huyền tích, Hai Bà Trưng là cháu chắt ngoại của dòng dõi Hùng Vương. Quê mẹ của Hai Bà ở thôn Nam An, xã Canh Thiên, huyện Ba Vì. Quê cha của Hai Bà ở Hạ Lôi, huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phúc. Bà Man Thiện, thân mẫu của Hai Bà góa chồng từ rất sớm nhưng rất chú trọng dậy con theo tinh thần yêu nước và thượng võ.



Đền Hai Bà Trưng – Hát Môn – Phúc Thọ -Hà Nội
Đền Hai Bà Trưng – Hát Môn – Phúc Thọ -Hà Nội

Đền thờ Hai Bà Trưng xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội nay là Đền Hát Môn là một trong 3 ngôi đền thờ Hai Bà Trưng lớn nhất và cổ kính nhất. Tương truyền, ngày mồng 4 tháng 9 năm 40 sau Công nguyên, sau khi bị quan Thái thú nhà Hán là Tô Định giết chết chồng, Bà Trưng Trắc đã cùng em gái là Trưng Nhị tụ cờ khởi nghĩa tại cửa sông Hát Giang. Sông Hát xưa nay là sông Đáy, cửa sông Hát xưa giờ bị bồi lấp nên cửa sông Đáy giờ đây chỉ là con mương nhỏ thuộc cụm 8 xã Hát Môn. Sau khi đánh đuổi Tô Định, Bà Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh, Vĩnh Phúc (nay Mê Linh thuộc Hà Nội). Năm 42, Nhà Hán sai Mã Viện (một vị tướng lão luyện, tài giỏi dưới thời Tam Quốc) mang quân sang xâm lược nước Việt. Do quân của Hai Bà là quân mới tập hợp, kinh nghiệm chiến đấu ít, nên dễ dàng thất bại trước đội quân tinh nhuệ, thiện chiến của Mã Viện. Sau khi thất trận, hai Bà rút quân quay trở lại cửa sông Hát (nơi lúc đầu tụ binh khởi nghĩa) để củng cố lực lượng. Tuy nhiên do quân địch quá mạnh, thế cùng lực kiệt Hai Bà nghe theo lời khuyên của bà bán nước nên đã gieo mình xuống sông Hát tự vẫn để giữ trọn khí tiết. Thời gian này vừa qua Tết Hàn thực (3/3) nên bà bán nước dâng Hai Bà 2 đĩa bánh trôi, hai Bà ăn xong hai đĩa bánh trôi và hai quả muỗm rồi làm lễ kính cáo trời đất sau đó gieo mình xuống sông Hát Giang tự vẫn. Đó là ngày mồng 6 tháng 3 năm Quý Mão (năm 43 sau Công nguyên). Ngay sau khi Hai Ba mất, dân làng đã làm miếu thờ để ghi nhớ công Hai Bà. Vậy có thể nói đền thờ Hai Bà Trưng ở xã Hát Môn đã có ngay sau khi hai Bà mất (tức là ngay sau năm 43). Vì hai bà ăn bánh trôi vào ngày mồng 6 tháng 3 (là ngày mất của Hai Bà) nên hiện nay nhân dân xã Hát Môn không ai ăn bánh trôi trước ngày 6/3 ÂL, phải đợi sau khi trên Đền cúng giỗ Hai Bà xong (tức là Hai Bà ăn rồi) thì mọi người mới được ăn.

Quán Tiên – Đền Hát môn
Quán Tiên – Đền Hát môn

Quán Tiên: là một kiến trúc nhỏ, xây bằng gạch, cửa mở về hướng đền kiểu vòm cuốn, có mái đao cong, nền cao hơn mặt đường 45cm, tạo ba bậc lên nền quán. Theo cuốn thần tích của làng chép lại, thì nơi đây vốn là quán hàng bán bánh trôi nước. Khi nghĩa quân của Hai Bà Trưng hội tại đàn Thề, bà hàng bánh trôi đã dâng cả gánh bánh để Hai Bà ăn trước khi ra trận dẹp giặc. Ngôi quán nhỏ này được dân làng dựng lên để tưởng nhớ công ơn đối với bà hàng bánh trôi.

Miếu Tạm ngự: nằm phía trước bên phải đền chính, có mặt bằng dạng chữ Đinh, gồm tiền tế và hậu cung. Nhà tiền tế ba gian, kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói mũi, bờ nóc đắp kiểu bờ đinh. Các bộ vì kết cấu kiểu vì “giá chiêng, hạ kẻ bẩy hiên”. Toà hậu cung ba gian, xây nối liền với tiền tế, hệ vì đỡ mái có kết cấu tương tự nhà tiền tế. Phía trước mở hệ thống cửa kiểu bức bàn. Công trình kiến trúc này là nơi tạm ngự của Thánh Bà. Khi mùa nước lũ hàng năm, khu đền chính bị ngập, dân làng rước tượng, ngai thờ và toàn bộ đồ thờ tự của đền về đền Tạm ngự, hết mùa nước lũ lại rước Thánh hoàn cung.

Nghi môn ngoại: có niên đại khởi dựng vào thời Nguyễn, được làm theo kiểu tứ trụ xây gạch, đỉnh trụ đắp nổi hình tứ phượng, lân. Phần lồng đèn đắp nổi hình tứ linh (long, ly, quy, phượng). Thân trụ có câu đối chữ Hán. Từ nghi môn theo triền đê xuống là khu đền chính, bên phải có hồ nước, giữa hồ có nhà thủy đình (phương đình) mới xây dựng gần đây. Bên trái đường trên mặt đê là nhà tưởng niệm  nữ tướng – nữ anh hùng Nguyễn Thị Định.

Đàn Thề: được xây dựng mới ở phía trước cổng tam quan, cột đá thề được tạo kiểu trụ hình tháp, bốn mặt có khắc chữ Hán, đặt trên nền cao hơn mặt sân 65cm, trổ năm bậc lên, mặt hướng vào đền khắc nội dung lời thề của Hai Bà Trưng. Bao quanh đàn thề là tường bao lửng, phía ngoài đặt các tượng voi và ngựa bằng đá.

Nghi môn: gồm ba gian kiểu chồng diêm, hai tầng mái. Ba cửa vào đền làm kiểu ván bưng. Các bộ vì đỡ mái được kết cấu theo dạng “giá chiêng, hạ kẻ, bẩy hiên”, mái lợp ngói mũi, nền lát gạch Bát.
Nhà bia: hai nhà bia được xây ở vị trí phía ngoài dãy nhà tả/ hữu mạc, trên nền cao hơn mặt sân 30cm, kiểu phương đình, mái lợp ngói ta, bốn đầu đao tạo cong vút.

Tả/ hữu mạc: mỗi dãy năm gian chạy dọc theo sân đền, kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói mũi, các bộ vì đỡ mái kết cấu dạng “giá chiêng, hạ kẻ”, được đặt lên tường bổ trụ trốn một hàng cột.


Từ Đại Bái
Từ Đại Bái


Nhà đại bái: gồm năm gian, xây gạch kiểu tường hồi bít đốc, các bộ vì đỡ mái kết cấu kiểu “thượng giá chiêng, chồng rường, cốn mê, bẩy hiên”, hoành mái phân “thượng tam – hạ tứ”, mái lợp ngói ri, nền lát gạch Bát. Trang trí trên kiến trúc tập trung dày đặc ở đầu dư, cốn, xà nách, bẩy, ván gió dưới dạng chạm nổi, chạm lộng …, với các đề tài rồng, tứ linh. Đây là sản phẩm nghệ thuật từ thời Lê Trung hưng đến thời Nguyễn. Gian giữa treo hoành phi, các cột cái đều treo câu đối ca ngợi công đức Hai Bà.




Tiền tế: gồm năm gian, xây gạch kiểu tường hồi bít đốc, nền nhà cao hơn mặt sân 30 cm, xung quanh bó gạch vỉa, các bộ vì kết cấu“thượng rường giá chiêng, hạ bẩy hiên”.

Hậu cung: gồm ba gian, xây trên nền cao hơn mặt sân, kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói mũi. Phần mái của tòa này được nối với tòa trung đường qua phần mái của nhà cầu. Bộ khung gỗ đỡ mái gồm bốn bộ vì kèo dạng “chồng rường”. Trang trí trên kiến trúc này chủ yếu là phượng. Gian giữa cung cấm được tạo một khám gỗ bưng kín bằng các ván gỗ, là nơi thờ Hai Bà.

Nhà khách: gồm năm gian, kiểu tường hồi bít đốc. Các bộ vì đỡ mái tạo kiểu “thượng giá chiêng, hạ kẻ, bẩy hiên”cột trốn.

Gò Giấu Ấn: ở phía sau hậu cung đền. Tương truyền, đây là dấu tích nơi Hai Bà Trưng cất giấu ấn tín trước lúc rút quân hoá thân về cõi vĩnh hằng ở cửa sông Hát. Hiện nay, gò Giấu Ấn được bó vỉa, xây tường gạch bao quanh.

Đền Hát Môn còn bảo lưu được nhiều di vật, cổ vật có giá trị về văn hoá, lịch sử, gồm: 293 di vật, cổ vật với nhiều chủng loại và phong phú chất liệu, như: gỗ, đá, đồng, sứ, giấy, kim loại… có niên đại trải dài từ thời Lê, Tây Sơn, Nguyễn đến nay.

Hội đền Hát Môn được tổ chức hằng năm vào ngày 6 tháng 3 (Âm lịch), với các nghi lễ và trò diễn dân gian thu hút đông đảo nhân dân địa phương và khách thập phương. Đặc biệt, tục làm bánh trôi và lễ rước bánh trôi dâng Hai Bà đã trở thành một sinh hoạt văn hóa độc đáo của vùng đất này.
Trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, Đền Hát Môn được chọn làm nơi sinh hoạt, luyện tập của dân quân du kích địa phương. Những sự kiện lịch sử và hệ thống di tích quanh vùng sông Hát góp phần làm giàu thêm nội dung và tôn cao giá trị của đền thờ Hai Bà Trưng.
Với những giá trị đặc biệt, di tích Đền Hát Môn (huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội) đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013).


Read More...

Xã Hát Môn

Xã Hát Môn

Hát Môn là một xã thuộc huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hát Môn nghĩa là cửa sông Hát

Hát Môn là xã nhất thôn, nhất làng (xã không có các thôn, làng khác nhau mà chỉ gọi chung là xã Hát Môn, Làng Hát Môn), thuộc huyện Phúc Thọ ngoại thành Hà Nội. Tại đây, Hai Bà đã lập đàn và tuyên đọc lời thề xuất quân: “Một xin rửa sạch quốc thù. Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng…”. Sông Hát cũng là nơi Hai Bà gieo mình tự vẫn để bảo toàn khí tiết khi bị yếu thế trước quân giặc vào ngày 6-3 năm Quý Mão (năm 43 sau Công Nguyên).

Nhìn trên bản đồ sẽ thấy xã Hát Môn có hình con Chim Bồ câu đang bay về hướng Đông (Hướng bình minh). Hiên nay xã Hát Môn đã được Thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. Đường làng ngõ xóm 100% đã được trải bê tông, đã có hệ thống đèn cao áp trên trục đường chính. Các trường học từ Mầm non đến Trung học cơ sở đều đã đạt chuẩn quốc gia. Ủy ban nhân dân xã được xây dựng chính giữa trung tâm xã, các đường liên thôn đi lại thuận tiện.

Xã có chợ phiên họp vào ngày mồng 2 và mồng 7 âm lịch. Người dân Hát môn thân thiện, cần cù chịu khó, ham học hỏi. Xã có hai nghề truyền là Xây và Mộc. Đặc biệt hiện nay nghề Tủ bếp đã và đang được khẳng định uy tín, chất lượng trên thị trường. Kinh tế xã hội đang phát triển mạnh mẽ, đã có nhiều người chịu khó làm ăn chân chính và đã mua được nhiều ô tô xây được nhiều biệt thự.

Xã Hát Môn có các di tích Lịch sử: Đền thờ Hai Bà Trưng, Miếu thờ Bà bán nước (Quán Tiên); Phủ Quận Công (Thờ Quận Công Nguyễn Ngọc Trì), Chùa Bảo Lâm, Đền thờ Đức Thánh thủy, Đình thờ Thành Hoàng làng. Có những địa danh của xã đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Hát Môn như: Cầu đá, Chổ Vỡ, Dốc Cầu Chông, Cầu H8, Cầu Noi, Kho Quán Cả, Lô 11, Dốc Văn Chỉ, Thổ trạch…vv.

Lễ hội Đền Hai Bà Trưng (Nay UBND TP Hà Nội thống nhất gọi là Đền Hát Môn) bao gồm: Lễ 4/9 Âm lịch Kỷ niệm Ngày Hai Bà khao quân Tế cờ khởi nghĩa, Lễ hội Mộc Dục đêm 23 ngày 24 Âm lịch (Lễ Tắm tượng Hai Bà trước khi Hai Bà ăn tết Nguyên đán), Lễ mồng 6/3 Âm Lịch là ngày Giỗ Hai Bà.

Đền thờ Hai Bà Trưng xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội nay là Đền Hát Môn là một trong 3 ngôi đền thờ Hai Bà Trưng lớn nhất và cổ kính nhất. Tương truyền, ngày mồng 4 tháng 9 năm 40 sau Công nguyên, sau khi bị quan Thái thú nhà Hán là Tô Định giết chết chồng, Bà Trưng Trắc đã cùng em gái là Trưng Nhị tụ cờ khởi nghĩa tại cửa sông Hát Giang. Sông Hát xưa nay là sông Đáy, cửa sông Hát xưa giờ bị bồi lấp nên cửa sông Đáy giờ đây chỉ là con mương nhỏ thuộc cụm 8 xã Hát Môn. Sau khi đánh đuổi Tô Định, Bà Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh, Vĩnh Phúc (nay Mê Linh thuộc Hà Nội). Năm 42, Nhà Hán sai Mã Viện (một vị tướng lão luyện, tài giỏi dưới thời Tam Quốc) mang quân sang xâm lược nước Việt. Do quân của Hai Bà là quân mới tập hợp, kinh nghiệm chiến đấu ít, nên dễ dàng thất bại trước đội quân tinh nhuệ, thiện chiến của Mã Viện. Sau khi thất trận, hai Bà rút quân quay trở lại cửa sông Hát (nơi lúc đầu tụ binh khởi nghĩa) để củng cố lực lượng. Tuy nhiên do quân địch quá mạnh, thế cùng lực kiệt Hai Bà nghe theo lời khuyên của bà bán nước nên đã gieo mình xuống sông Hát tự vẫn để giữ trọn khí tiết. Thời gian này vừa qua Tết Hàn thực (3/3) nên bà bán nước dâng Hai Bà 2 đĩa bánh trôi, hai Bà ăn xong hai đĩa bánh trôi và hai quả muỗm rồi làm lễ kính cáo trời đất sau đó gieo mình xuống sông Hát Giang tự vẫn. Đó là ngày mồng 6 tháng 3 năm Quý Mão (năm 43 sau Công nguyên). Ngay sau khi Hai Ba mất, dân làng đã làm miếu thờ để ghi nhớ công Hai Bà. Vậy có thể nói đền thờ Hai Bà Trưng ở xã Hát Môn đã có ngay sau khi hai Bà mất (tức là ngay sau năm 43). Vì hai bà ăn bánh trôi vào ngày mồng 6 tháng 3 (là ngày mất của Hai Bà) nên hiện nay nhân dân xã Hát Môn không ai ăn bánh trôi trước ngày 6/3 ÂL, phải đợi sau khi trên Đền cúng giỗ Hai Bà xong (tức là Hai Bà ăn rồi) thì mọi người mới được ăn.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng xã Hát Môn là lễ cúng giỗ hai Bà được tổ chức từ ngày mồng 04 đến ngày 06 Âm lịch hàng năm. Hiện nay Đền Hát Môn là Di tích Quốc gia đặc biệt nên lễ hội của đền do Huyện ủy, UBND Huyện Phúc Thọ tổ chức.

Quý khách có thể về dự lễ hội đền và dâng hương Hai Bà vào ngày thường hoặc dịp lễ hội. Đường về Đền Hát Môn rất dễ đi, có thể đi từ Cầu Giấy Hà Nội theo đường Quốc lộ 32 đến Phùng, qua cầu Phùng 1km rẽ phải qua xã Tam Thuấn – Thanh Đa là đến xã Hát Môn, hoặc đến đê Quai Chè (tiếp giáp giữa xã Tam Hiệp và xã Ngọc Tảo) rẽ phải, hoặc đi theo nhiều đường từ Cầu Thăng Long đi theo bờ đê qua quận Bắc Từ Liêm, qua huyện Đan Phượng sang xã Hát Môn, hoặc đi từ thị xã Sơn Tây xuống, đi từ Vĩnh Phúc sang.

theo wikipedia

The post Xã Hát Môn appeared first on Vân Cốc FC.


Read More...