Giới Thiệu Về Vân Cốc FC

Trang thông tin tổng hợp của giới trẻ Vân Cốc. Nơi giao lưu của các thế hệ Vân Cốc

Hiển thị các bài đăng có nhãn Vân Cốc Quê Tôi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vân Cốc Quê Tôi. Hiển thị tất cả bài đăng

Phủ Quận Công Nguyễn Ngọc Trì – Xã Hát Môn

Phủ Quận Công Nguyễn Ngọc Trì – Xã Hát Môn

Xã Hát Môn là địa danh có nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt. Đặc biệt có Đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng nổi tiếng khắp cả nước, đã được nhà nước xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt năm 2013. Nằm trong vùng địa danh nổi tiếng đó, Phủ thờ Quận công Nguyễn Ngọc Trì là một trong những di tích quan trọng của địa phương. Di tích là nơi thờ tự vị danh nhân quê hương – Quận công Nguyễn Ngọc Trì.

quan cong

Các bộ chính sử không ghi chép về Nguyễn Ngọc Trì. Tuy nhiên, tại di tích hiện nay còn một số tư liệu như bia đá, sắc phong, câu đối…khả dĩ có thể cho biết một số thông tin cơ bản về nhân vật lịch sử này. Theo ghi chép trong văn bia, Nguyễn Ngọc Trì là người xã Hát Môn. Cha ông tên là Nguyễn Ngọc Hồ. Mẹ là bà Nguyễn Thị Ngọc Biên, đều là người xã Hát Môn. Văn bia không cho biết năm sinh, năm mất của Nguyễn Ngọc Trì, song dựa vào một số tình tiết trong bia, đến năm 1625, Nguyễn Ngọc Trì đã là Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Thái giám Tham tri giám sự, tước Phúc Lộc hầu, tức là quan chức rất cao. Trên mặt bia do Nguyễn Thực Phác soạn ghi, đến năm 1631, Nguyễn Ngọc Trì đã được phong tước Quận công. Vào thời điểm này ông tuổi tác đã khá cao nên tuy không biết năm sinh, năm mất một cách cụ thể, nhưng có thể chắc chắn rằng Nguyễn Ngọc Trì sinh vào nửa sau thế kỷ XVI và mất ở nửa đầu thế kỷ XVII.

quan cong 1

Sự nghiệp chính trị của ông nổi bật nhất là vai trò của một võ tướng có huân nghiệp, từng xông pha nhiều trận, gắn với giai đoạn Thanh Đô Vương Trịnh Tráng cầm quyền (1623-1657). Với tư cách là một chiến tướng, Nguyễn Ngọc Trì đã có đóng góp nhất định giúp chính quyền Lê – Trịnh đánh bại nhà Mạc, lập lại ổn định tại Bắc Hà. Do có công lao lớn đối với chính quyền Lê – Trịnh nên theo điển chế đương thời, cha ông được phong tặng là Phù Nghĩa hầu, mẹ ông được sắc tặng là Phù Nghĩa chánh phu nhân, con trai ông là Nguyễn Ngọc Điện được phong là Hoằng tín đại phu, Hạ trật.

Không chỉ có công với chính quyền Lê – Trịnh, đối với địa phương, Nguyễn Ngọc Trì cũng có nhiều ơn điển. Ông ban cấp ruộng đất với số lượng lớn cho các xã trong tổng, trùng tu các công trình chung của địa phương…vì thế ông được nhân dân địa phươnng sùng ngưỡng. Năm 1625, các họ trong xã Hát Môn gồm: Nguyễn, Trần, Dương, Đinh, Hoàng, Đặng, Vũ, Phan, Đỗ, Hạ, Kiều, Phùng cùng bàn bạc với nhau, cho là “Người xưa có công với đời, giúp dân hưng thịnh nên được thờ tự. Huống hồ ông Phúc Lộc ta là người phò giúp xã tắc, đức tưới muôn dân, do vậy đáng lập miếu đình để xuân thu bốn mùa hưởng sự báo đáp của bàn dân thiên hạ. Thế rồi bèn lập sinh từ ngay ở bản xã để phụng thờ, đăng đối với đền thờ Trưng Vương, trường tồn mãi mãi”. Việc lập sinh từ thờ Nguyễn Ngọc Trì ngay khi ông còn sống cho thấy sự sùng kính của nhân dân địa phương đối với ông. Việc này được tác giả văn bia sánh với việc Chưởng giám Địch Hoài Anh, tức Địch Nhân Kiệt, đại thần thời Đường được dân kính sùng lập đền thờ khi còn sống.

Sinh thời, quan Quận có thời gian sinh sống tại thôn Phú Mẫn, xã Nội Trà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tại đây ngài lập thiếp là bà Nông Thị Ninh, phát triển thêm một dòng nhánh ở Nội Trà. Hiện lăng mộ quan Quận đặt tại đây, với đầy đủ hệ thống tượng chầu được tạo tác nghiên cẩn.

Phủ Quận công Nguyễn Ngọc Trì có tổng diện tích 1.072,6m2, toạ lạc trên một dải đất cao ráo, rộng thoáng phía bên hữu sông Hát, gần trụ sở UBND xã Hát Môn. Theo lời kể của các cụ cao niên, di tích vốn xưa kia là Am, được cấu trúc bằng các cột đá nguyên khối, có hình trụ tròn, thân cột có đục lỗ để gác các thanh xà ngang, dọc bằng gỗ lim tạo hệ sàn. Am cũng có mái lợp ngói xong không có tường vây. Hệ thống tượng thờ, tượng túc vệ cũng được bày biện như hiện nay. Đến thời vua Tự Đức 18 (1865), Am được xây dựng lại thành nơi thờ tự trang nghiêm, trong đó Hậu cung được xây dựng chữ Đinh. Trải qua thời gian, di tích bị xuống cấp, đến thời Bảo Đại 13 (1937), phần tường sau của Hậu cung bị xuống cấp nặng, khi trùng tu đã lược bớt phần chữ Đinh phía sau. Ngay phía sau phủ có một tượng mặt người bằng đất nung, bị vạt mất góc hàm trái, tương truyền đó là thủ cấp của một tướng giặc bị quan quân chém, từ sau năm 1996 mặt tượng này không còn nữa. Phía trước phủ có một giếng nước cổ, quanh năm nước trong mát. Phủ thờ Quận công tuy mới được phục dựng gần đây, song vẫn được làm trên nền đất cũ. Một số cấu kiện của công trình cũ như các cột đá làm trụ sàn xưa vẫn còn, nhiều viên gạch, ngói có niên đại cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII vẫn được lưu giữ. Di tích được quy hoạch khá gọn gàng, sạch đẹp, hiện không có hiện tượng lấn chiếm hay vi phạm đất đai xảy ra trong khu di tích.

Phủ Quận công hiện nay có các hạng mục công trình: Nghi môn, tả-hữu mạc, nhà phụ trợ và công trình thề tự chính gồm Tiền tế và Hậu cung hình chữ Nhị, trong đó các hạng mục Nghi môn, tả-hữu mạc, Tiền tế hiện trong tình trạng tương đối tốt; còn Hậu cung đang xuống cấp. Toàn bộ khuôn viên di tích đã được xây tường bao quanh. Bộ di vật tại Phủ Quận công Nguyễn Ngọc Trì rất phong phú về chủng loại và đa dạng về chất liệu, mang giá trị thẩm mỹ cao. Đặc biệt là hệ thống tượng đá, bia đá có niên đại đầu thế kỷ XVII. Đây là những di vật quý hiếm trên địa bàn xã Hát Môn nói riêng, huyện Phúc Thọ nói chung. Ngoài việc tôn thêm vẻ đẹp cho công trình kiến trúc, chúng còn là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị, góp phần tôn vinh một danh nhân của quê hương.

Các tư liệu thành văn tại di tích hiện không cho biết ngày sinh, ngày hoá của Quận công, song từ xa xưa tới nay, dòng họ và dân làng vẫn lấy ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch hàng năm là ngày hoá của ngài để tổ chức các nghi lễ cúng tế nghiêm cẩn. Ngoài dịp giỗ ngài Quận công vào ngày mùng 7 tháng giêng, tại di tích còn có các lễ: Giỗ thân phụ Quận công ngày 20/7 âm lịch; Giỗ thân mẫu quan Quận ngày 26/2 âm lịch; Giỗ chính thất phu nhân ngày 23/2 âm lịch; Lễ Lạc tiết giao điệt ngày 10 tháng giêng…Trong đó lễ lớn nhất trong năm là lễ ngày mùng 10 tháng giêng, gồm phần lễ tế và tổ chức hội vật. Hội vật được tổ chức để tưởng nhớ đến việc tuyển quân của quan Quận, đồng thời nêu cao tinh thần thượng võ của dân tộc. Tuy vậy, di tích vẫn được chính quyền và nhân dân xã Hát Môn quan tâm đặc biệt nên vẫn có các nghi lễ tế quan Quận hết sức trang nghiêm.

Không chỉ là một di tích tín ngưỡng, Phủ thờ Quận công Nguyễn Ngọc Trì còn là một địa chỉ chứa đựng nhiều giá trị khoa học. Với các giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thẩm mỹ của di tích, ngày 28/6/2016, Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch đã quyết định xếp hạng Phủ thờ Nguyễn Ngọc Trì là di tích kiến trúc nghệ thuật. Đây vừa là niềm vui, niềm vinh dự, song cũng là trách nhiệm đối với nhân dân xã Hát Môn nói riêng và huyện Phúc Thọ nói chung trong việc chăm lo, bảo tồn di tích, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và tăng cường giao lưu văn hoá trong quá trình hội nhập quốc tế

The post Phủ Quận Công Nguyễn Ngọc Trì – Xã Hát Môn appeared first on Vân Cốc Quê Tôi.


Read More...

Đền Hai Bà Trưng – Đền Hát Môn

Theo huyền tích, Hai Bà Trưng là cháu chắt ngoại của dòng dõi Hùng Vương. Quê mẹ của Hai Bà ở thôn Nam An, xã Canh Thiên, huyện Ba Vì. Quê cha của Hai Bà ở Hạ Lôi, huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phúc. Bà Man Thiện, thân mẫu của Hai Bà góa chồng từ rất sớm nhưng rất chú trọng dậy con theo tinh thần yêu nước và thượng võ.



Đền Hai Bà Trưng – Hát Môn – Phúc Thọ -Hà Nội
Đền Hai Bà Trưng – Hát Môn – Phúc Thọ -Hà Nội

Đền thờ Hai Bà Trưng xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội nay là Đền Hát Môn là một trong 3 ngôi đền thờ Hai Bà Trưng lớn nhất và cổ kính nhất. Tương truyền, ngày mồng 4 tháng 9 năm 40 sau Công nguyên, sau khi bị quan Thái thú nhà Hán là Tô Định giết chết chồng, Bà Trưng Trắc đã cùng em gái là Trưng Nhị tụ cờ khởi nghĩa tại cửa sông Hát Giang. Sông Hát xưa nay là sông Đáy, cửa sông Hát xưa giờ bị bồi lấp nên cửa sông Đáy giờ đây chỉ là con mương nhỏ thuộc cụm 8 xã Hát Môn. Sau khi đánh đuổi Tô Định, Bà Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh, Vĩnh Phúc (nay Mê Linh thuộc Hà Nội). Năm 42, Nhà Hán sai Mã Viện (một vị tướng lão luyện, tài giỏi dưới thời Tam Quốc) mang quân sang xâm lược nước Việt. Do quân của Hai Bà là quân mới tập hợp, kinh nghiệm chiến đấu ít, nên dễ dàng thất bại trước đội quân tinh nhuệ, thiện chiến của Mã Viện. Sau khi thất trận, hai Bà rút quân quay trở lại cửa sông Hát (nơi lúc đầu tụ binh khởi nghĩa) để củng cố lực lượng. Tuy nhiên do quân địch quá mạnh, thế cùng lực kiệt Hai Bà nghe theo lời khuyên của bà bán nước nên đã gieo mình xuống sông Hát tự vẫn để giữ trọn khí tiết. Thời gian này vừa qua Tết Hàn thực (3/3) nên bà bán nước dâng Hai Bà 2 đĩa bánh trôi, hai Bà ăn xong hai đĩa bánh trôi và hai quả muỗm rồi làm lễ kính cáo trời đất sau đó gieo mình xuống sông Hát Giang tự vẫn. Đó là ngày mồng 6 tháng 3 năm Quý Mão (năm 43 sau Công nguyên). Ngay sau khi Hai Ba mất, dân làng đã làm miếu thờ để ghi nhớ công Hai Bà. Vậy có thể nói đền thờ Hai Bà Trưng ở xã Hát Môn đã có ngay sau khi hai Bà mất (tức là ngay sau năm 43). Vì hai bà ăn bánh trôi vào ngày mồng 6 tháng 3 (là ngày mất của Hai Bà) nên hiện nay nhân dân xã Hát Môn không ai ăn bánh trôi trước ngày 6/3 ÂL, phải đợi sau khi trên Đền cúng giỗ Hai Bà xong (tức là Hai Bà ăn rồi) thì mọi người mới được ăn.

Quán Tiên – Đền Hát môn
Quán Tiên – Đền Hát môn

Quán Tiên: là một kiến trúc nhỏ, xây bằng gạch, cửa mở về hướng đền kiểu vòm cuốn, có mái đao cong, nền cao hơn mặt đường 45cm, tạo ba bậc lên nền quán. Theo cuốn thần tích của làng chép lại, thì nơi đây vốn là quán hàng bán bánh trôi nước. Khi nghĩa quân của Hai Bà Trưng hội tại đàn Thề, bà hàng bánh trôi đã dâng cả gánh bánh để Hai Bà ăn trước khi ra trận dẹp giặc. Ngôi quán nhỏ này được dân làng dựng lên để tưởng nhớ công ơn đối với bà hàng bánh trôi.

Miếu Tạm ngự: nằm phía trước bên phải đền chính, có mặt bằng dạng chữ Đinh, gồm tiền tế và hậu cung. Nhà tiền tế ba gian, kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói mũi, bờ nóc đắp kiểu bờ đinh. Các bộ vì kết cấu kiểu vì “giá chiêng, hạ kẻ bẩy hiên”. Toà hậu cung ba gian, xây nối liền với tiền tế, hệ vì đỡ mái có kết cấu tương tự nhà tiền tế. Phía trước mở hệ thống cửa kiểu bức bàn. Công trình kiến trúc này là nơi tạm ngự của Thánh Bà. Khi mùa nước lũ hàng năm, khu đền chính bị ngập, dân làng rước tượng, ngai thờ và toàn bộ đồ thờ tự của đền về đền Tạm ngự, hết mùa nước lũ lại rước Thánh hoàn cung.

Nghi môn ngoại: có niên đại khởi dựng vào thời Nguyễn, được làm theo kiểu tứ trụ xây gạch, đỉnh trụ đắp nổi hình tứ phượng, lân. Phần lồng đèn đắp nổi hình tứ linh (long, ly, quy, phượng). Thân trụ có câu đối chữ Hán. Từ nghi môn theo triền đê xuống là khu đền chính, bên phải có hồ nước, giữa hồ có nhà thủy đình (phương đình) mới xây dựng gần đây. Bên trái đường trên mặt đê là nhà tưởng niệm  nữ tướng – nữ anh hùng Nguyễn Thị Định.

Đàn Thề: được xây dựng mới ở phía trước cổng tam quan, cột đá thề được tạo kiểu trụ hình tháp, bốn mặt có khắc chữ Hán, đặt trên nền cao hơn mặt sân 65cm, trổ năm bậc lên, mặt hướng vào đền khắc nội dung lời thề của Hai Bà Trưng. Bao quanh đàn thề là tường bao lửng, phía ngoài đặt các tượng voi và ngựa bằng đá.

Nghi môn: gồm ba gian kiểu chồng diêm, hai tầng mái. Ba cửa vào đền làm kiểu ván bưng. Các bộ vì đỡ mái được kết cấu theo dạng “giá chiêng, hạ kẻ, bẩy hiên”, mái lợp ngói mũi, nền lát gạch Bát.
Nhà bia: hai nhà bia được xây ở vị trí phía ngoài dãy nhà tả/ hữu mạc, trên nền cao hơn mặt sân 30cm, kiểu phương đình, mái lợp ngói ta, bốn đầu đao tạo cong vút.

Tả/ hữu mạc: mỗi dãy năm gian chạy dọc theo sân đền, kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói mũi, các bộ vì đỡ mái kết cấu dạng “giá chiêng, hạ kẻ”, được đặt lên tường bổ trụ trốn một hàng cột.


Từ Đại Bái
Từ Đại Bái


Nhà đại bái: gồm năm gian, xây gạch kiểu tường hồi bít đốc, các bộ vì đỡ mái kết cấu kiểu “thượng giá chiêng, chồng rường, cốn mê, bẩy hiên”, hoành mái phân “thượng tam – hạ tứ”, mái lợp ngói ri, nền lát gạch Bát. Trang trí trên kiến trúc tập trung dày đặc ở đầu dư, cốn, xà nách, bẩy, ván gió dưới dạng chạm nổi, chạm lộng …, với các đề tài rồng, tứ linh. Đây là sản phẩm nghệ thuật từ thời Lê Trung hưng đến thời Nguyễn. Gian giữa treo hoành phi, các cột cái đều treo câu đối ca ngợi công đức Hai Bà.




Tiền tế: gồm năm gian, xây gạch kiểu tường hồi bít đốc, nền nhà cao hơn mặt sân 30 cm, xung quanh bó gạch vỉa, các bộ vì kết cấu“thượng rường giá chiêng, hạ bẩy hiên”.

Hậu cung: gồm ba gian, xây trên nền cao hơn mặt sân, kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói mũi. Phần mái của tòa này được nối với tòa trung đường qua phần mái của nhà cầu. Bộ khung gỗ đỡ mái gồm bốn bộ vì kèo dạng “chồng rường”. Trang trí trên kiến trúc này chủ yếu là phượng. Gian giữa cung cấm được tạo một khám gỗ bưng kín bằng các ván gỗ, là nơi thờ Hai Bà.

Nhà khách: gồm năm gian, kiểu tường hồi bít đốc. Các bộ vì đỡ mái tạo kiểu “thượng giá chiêng, hạ kẻ, bẩy hiên”cột trốn.

Gò Giấu Ấn: ở phía sau hậu cung đền. Tương truyền, đây là dấu tích nơi Hai Bà Trưng cất giấu ấn tín trước lúc rút quân hoá thân về cõi vĩnh hằng ở cửa sông Hát. Hiện nay, gò Giấu Ấn được bó vỉa, xây tường gạch bao quanh.

Đền Hát Môn còn bảo lưu được nhiều di vật, cổ vật có giá trị về văn hoá, lịch sử, gồm: 293 di vật, cổ vật với nhiều chủng loại và phong phú chất liệu, như: gỗ, đá, đồng, sứ, giấy, kim loại… có niên đại trải dài từ thời Lê, Tây Sơn, Nguyễn đến nay.

Hội đền Hát Môn được tổ chức hằng năm vào ngày 6 tháng 3 (Âm lịch), với các nghi lễ và trò diễn dân gian thu hút đông đảo nhân dân địa phương và khách thập phương. Đặc biệt, tục làm bánh trôi và lễ rước bánh trôi dâng Hai Bà đã trở thành một sinh hoạt văn hóa độc đáo của vùng đất này.
Trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, Đền Hát Môn được chọn làm nơi sinh hoạt, luyện tập của dân quân du kích địa phương. Những sự kiện lịch sử và hệ thống di tích quanh vùng sông Hát góp phần làm giàu thêm nội dung và tôn cao giá trị của đền thờ Hai Bà Trưng.
Với những giá trị đặc biệt, di tích Đền Hát Môn (huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội) đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013).


Read More...

Xã Hát Môn

Xã Hát Môn

Hát Môn là một xã thuộc huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hát Môn nghĩa là cửa sông Hát

Hát Môn là xã nhất thôn, nhất làng (xã không có các thôn, làng khác nhau mà chỉ gọi chung là xã Hát Môn, Làng Hát Môn), thuộc huyện Phúc Thọ ngoại thành Hà Nội. Tại đây, Hai Bà đã lập đàn và tuyên đọc lời thề xuất quân: “Một xin rửa sạch quốc thù. Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng…”. Sông Hát cũng là nơi Hai Bà gieo mình tự vẫn để bảo toàn khí tiết khi bị yếu thế trước quân giặc vào ngày 6-3 năm Quý Mão (năm 43 sau Công Nguyên).

Nhìn trên bản đồ sẽ thấy xã Hát Môn có hình con Chim Bồ câu đang bay về hướng Đông (Hướng bình minh). Hiên nay xã Hát Môn đã được Thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. Đường làng ngõ xóm 100% đã được trải bê tông, đã có hệ thống đèn cao áp trên trục đường chính. Các trường học từ Mầm non đến Trung học cơ sở đều đã đạt chuẩn quốc gia. Ủy ban nhân dân xã được xây dựng chính giữa trung tâm xã, các đường liên thôn đi lại thuận tiện.

Xã có chợ phiên họp vào ngày mồng 2 và mồng 7 âm lịch. Người dân Hát môn thân thiện, cần cù chịu khó, ham học hỏi. Xã có hai nghề truyền là Xây và Mộc. Đặc biệt hiện nay nghề Tủ bếp đã và đang được khẳng định uy tín, chất lượng trên thị trường. Kinh tế xã hội đang phát triển mạnh mẽ, đã có nhiều người chịu khó làm ăn chân chính và đã mua được nhiều ô tô xây được nhiều biệt thự.

Xã Hát Môn có các di tích Lịch sử: Đền thờ Hai Bà Trưng, Miếu thờ Bà bán nước (Quán Tiên); Phủ Quận Công (Thờ Quận Công Nguyễn Ngọc Trì), Chùa Bảo Lâm, Đền thờ Đức Thánh thủy, Đình thờ Thành Hoàng làng. Có những địa danh của xã đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Hát Môn như: Cầu đá, Chổ Vỡ, Dốc Cầu Chông, Cầu H8, Cầu Noi, Kho Quán Cả, Lô 11, Dốc Văn Chỉ, Thổ trạch…vv.

Lễ hội Đền Hai Bà Trưng (Nay UBND TP Hà Nội thống nhất gọi là Đền Hát Môn) bao gồm: Lễ 4/9 Âm lịch Kỷ niệm Ngày Hai Bà khao quân Tế cờ khởi nghĩa, Lễ hội Mộc Dục đêm 23 ngày 24 Âm lịch (Lễ Tắm tượng Hai Bà trước khi Hai Bà ăn tết Nguyên đán), Lễ mồng 6/3 Âm Lịch là ngày Giỗ Hai Bà.

Đền thờ Hai Bà Trưng xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội nay là Đền Hát Môn là một trong 3 ngôi đền thờ Hai Bà Trưng lớn nhất và cổ kính nhất. Tương truyền, ngày mồng 4 tháng 9 năm 40 sau Công nguyên, sau khi bị quan Thái thú nhà Hán là Tô Định giết chết chồng, Bà Trưng Trắc đã cùng em gái là Trưng Nhị tụ cờ khởi nghĩa tại cửa sông Hát Giang. Sông Hát xưa nay là sông Đáy, cửa sông Hát xưa giờ bị bồi lấp nên cửa sông Đáy giờ đây chỉ là con mương nhỏ thuộc cụm 8 xã Hát Môn. Sau khi đánh đuổi Tô Định, Bà Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh, Vĩnh Phúc (nay Mê Linh thuộc Hà Nội). Năm 42, Nhà Hán sai Mã Viện (một vị tướng lão luyện, tài giỏi dưới thời Tam Quốc) mang quân sang xâm lược nước Việt. Do quân của Hai Bà là quân mới tập hợp, kinh nghiệm chiến đấu ít, nên dễ dàng thất bại trước đội quân tinh nhuệ, thiện chiến của Mã Viện. Sau khi thất trận, hai Bà rút quân quay trở lại cửa sông Hát (nơi lúc đầu tụ binh khởi nghĩa) để củng cố lực lượng. Tuy nhiên do quân địch quá mạnh, thế cùng lực kiệt Hai Bà nghe theo lời khuyên của bà bán nước nên đã gieo mình xuống sông Hát tự vẫn để giữ trọn khí tiết. Thời gian này vừa qua Tết Hàn thực (3/3) nên bà bán nước dâng Hai Bà 2 đĩa bánh trôi, hai Bà ăn xong hai đĩa bánh trôi và hai quả muỗm rồi làm lễ kính cáo trời đất sau đó gieo mình xuống sông Hát Giang tự vẫn. Đó là ngày mồng 6 tháng 3 năm Quý Mão (năm 43 sau Công nguyên). Ngay sau khi Hai Ba mất, dân làng đã làm miếu thờ để ghi nhớ công Hai Bà. Vậy có thể nói đền thờ Hai Bà Trưng ở xã Hát Môn đã có ngay sau khi hai Bà mất (tức là ngay sau năm 43). Vì hai bà ăn bánh trôi vào ngày mồng 6 tháng 3 (là ngày mất của Hai Bà) nên hiện nay nhân dân xã Hát Môn không ai ăn bánh trôi trước ngày 6/3 ÂL, phải đợi sau khi trên Đền cúng giỗ Hai Bà xong (tức là Hai Bà ăn rồi) thì mọi người mới được ăn.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng xã Hát Môn là lễ cúng giỗ hai Bà được tổ chức từ ngày mồng 04 đến ngày 06 Âm lịch hàng năm. Hiện nay Đền Hát Môn là Di tích Quốc gia đặc biệt nên lễ hội của đền do Huyện ủy, UBND Huyện Phúc Thọ tổ chức.

Quý khách có thể về dự lễ hội đền và dâng hương Hai Bà vào ngày thường hoặc dịp lễ hội. Đường về Đền Hát Môn rất dễ đi, có thể đi từ Cầu Giấy Hà Nội theo đường Quốc lộ 32 đến Phùng, qua cầu Phùng 1km rẽ phải qua xã Tam Thuấn – Thanh Đa là đến xã Hát Môn, hoặc đến đê Quai Chè (tiếp giáp giữa xã Tam Hiệp và xã Ngọc Tảo) rẽ phải, hoặc đi theo nhiều đường từ Cầu Thăng Long đi theo bờ đê qua quận Bắc Từ Liêm, qua huyện Đan Phượng sang xã Hát Môn, hoặc đi từ thị xã Sơn Tây xuống, đi từ Vĩnh Phúc sang.

theo wikipedia

The post Xã Hát Môn appeared first on Vân Cốc FC.


Read More...

Đình Vân Cốc

Đình Vân Cốc

Theo các thư tịch cổ thì đình Vân Cốc là nơi phụng thờ hai chị em họ Phùng là Phùng Thị Ả Tú và Phùng Thị Ả Huyền. Sự tích kể rằng, xưa kia ở làng Vân Thủy, tổng Nhật Chiêu, huyện Bạch Hạc, phủ Vĩnh Tường, trấn Sơn Tây có ông Phùng Liệt, vợ là Phạm Thị Tự sinh được hai người con gái tên là Phùng Thị Ả Tú và Phùng Thị Ả Huyền vào ngày mùng sáu tháng giêng và ngày mười lăm tháng tám âm lịch. Ngày ấy, tại làng láng giềng Nhật Chiểu, xã Liên Châu, huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc có ông Hoàng Xuân Hy, vợ là Phạm Thị Chỉ sinh được người con gái tên là Hoàng Thượng Cát. Ba người con gái này vốn bẩm tính thông minh, khỏe mạnh, lại có tài thao lược, văn võ song toàn, đương thời không ai sánh kịp. Đứng trước hận thù mất nước do sự cai trị hà khắc của Thái thú Tô Định, ba bà đau đáu một lòng tìm kế giúp nước phù dân, những mong dành lại độc lập cho đất nước.

Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa và lập đàn tràng mật đảo tại cửa sông Hát và truyền hịch đi khắp nơi kêu gọi người tài giỏi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa. Ba bà đã chiêu mộ được nhiều người, luyện tập cung kiếm võ nghệ rồi vượt sông sang Hát Môn tụ cờ bái yết Hai Bà Trưng, nguyện một lòng vì nước. Sau khi xuất quân, với khí thế như chẻ tre, Hai Bà Trưng cùng nghĩa quân tiến đánh quân Tô Định, thu lại 65 thành và định đô tại Mê Linh.

Sau ba năm, nhà Hán sai Mã Viện đem 5 vạn quân sang Giao Chỉ đánh báo thù. Trong trận chiến không cân sức, hai bà phải lui quân về vùng Cẩm Khê. Nhưng vì thế giặc mạnh nên Hai Bà đã tuẫn tiết tại cửa sông Hát. Các tướng lĩnh đều chống trả quyết liệt nhưng không ngăn chặn được bước tiến của quân giặc. Ngày 6 tháng 3 âm lịch, hai bà cũng hy sinh. Để tưởng nhớ công lao và chí khí của ba bà, nhân dân nơi đây đã lập đền miếu phụng thờ.

Đình Vân Cốc hiện nay tọa lạc trong một không gian thoáng đãng, xung quanh trồng nhiều cây lưu niên tạo phong cảnh hài hòa. Theo hồi cố của nhân dân thì đình được xây dựng từ rất lâu đời nhưng do tiêu thổ kháng chiến nên không giữ được những dánh vẻ như thời khởi dựng. Đình nhìn theo hướng đông nam, bao gồm các hạng mục: Nghi môn, Đại bái và Hậu cung.

Nghi môn làm theo kiểu trụ biểu, hai trụ giữa vút cao, đỉnh trụ đắp tứ phượng chầu, ép thân thành hình trái dành, phía dưới là ô lồng đèn trang trí các đề tài tứ linh, tứ quý, thân trụ soi gờ, kẻ chỉ và trang trí các đôi câu đối bằng chữ Hán. Nối từ trụ biểu sang hai bên là hai cổng pháo làm theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái đao cong, trên nắp đắp nổi hình tượng lưỡng long chầu nguyệt. Hai trụ nhỏ hai bên soi gờ kẻ chỉ, đỉnh trụ là đôi nghê chầu.

Nghi môn đình Vân Cốc
Nghi môn đình Vân Cốc

Từ Nghi môn qua một khoảng sân khá rộng là tới Đại bái. Đây là hạng mục được làm theo kiểu 5 gian 2 dĩ. Các bộ vì ở đây được làm theo kiểu thượng giá chiêng chồng rường con nhị, hạ kẻ, bẩy và thượng chồng rường, hạ xà nách rường cụt. Tại các bộ vì này, các cấu kiện gỗ như hoành, xà, bẩy, đầu dư…được liên kết với nhau rất chặt chẽ, tạo thành bộ khung vững chãi đỡ lấy mái. Các cấu kiện này được trang trí hoa văn lá lật cách điệu.

 

Từ Đại bái,

Từ Đại bái,

Từ Đại bái, qua một khoảng sân lọng là tới Hậu cung, được làm theo kiểu ba gian nhà ngang. Gian giữa rộng khoảng hơn 3 mét, hai gian bên khoảng hơn 1 mét. Cả bộ vì đỡ mái ở đây được làm tương tự như Đại bái, nhưng hệ thống đồ thờ tự được bài trí khá phong phú, thể hiện uy linh của Thành hoàng làng. Đình Vân Cốc đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, thành phố năm 1999.

Trải qua thời gian, với lòng thành kính đối với đức Thành hoàng làng, nhân dân Vân Cốc luôn có ý thức tôn bồi và bảo lưu hệ thống di vật phong phú như ba bộ long ngai, bài vị, hai hương án gỗ, sập thờ, cửa võng, một cuốn thần tích và những di vật có giá trị khác. Đây là những di vật quý để hàng năm, cứ vào ngày 2 tháng 12 âm lịch, dân làng lại tưng bừng mở hội, cùng với những trò chơi dân gian diễn xướng lại những nghi thức khi xưa. Đặc biệt vào mùa hội, đình Vân Cốc còn trở thành nơi lưu giữ một phần hồn quê thiêng liêng của người dân nơi đây từ bao đời xưa truyền lại. Hội kéo dài tới ba ngày, năm nào cũng tưng bừng với lễ rước giễu hành của lần lượt ba xã của Tổng Cốc xưa (nay gồm: xã Vân Nam, xã Vân Phúc, xã Vân Hà ), cùng với những trò chơi dân gian thu hút nhất là trò cờ người. Hằng tháng cứ ngày rằm và mùng một là nhân dân lại kính cẩn sửa soạn lễ mọn với lòng thành kính thờ phụng những bậc hiền nhân để đình luôn có sự ấm cúng không trở nên hiu quạnh. Nơi đây không chỉ là nơi thể hiện tín ngưỡng của người dân Tổng Cốc mà ngày nay nó còn trở thành nơi sinh hoạt văn hóa của nhân dân, là nơi lưu giữ một phần hồn quê Vân Cốc, lưu giữ niềm tự hào trong truyền thống yêu nước của mỗi người dân nơi đây.

The post Đình Vân Cốc appeared first on Vân Cốc FC.


Read More...

Thưởng thức trái bưởi đặc sản của vùng Vân Cốc

Thưởng thức trái bưởi đặc sản của vùng Vân Cốc

Mùa thu con sông Hồng êm ả trôi giữa đôi bờ, có vùng làng trù phú bên sông, trải dài gần 10km. Đó là vùng Vân Cốc (Phúc Thọ, Hà Nội ngày nay).

Đặc sản của Vân Cốc là bưởi. Bưởi Cốc có từ bao giờ không ai nhớ, chỉ biết từ ngày khai thiên lập địa ra Tổng Cốc xưa gồm làng Hưu Trưng (nay thuộc Trung Châu – Đan Phượng), Chàng Lan (thuộc Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc) và ba xã Vân Nam, Vân Phúc, Vân Hà bưởi đã có rồi.

Thường mọi người biết đến bưởi Đoan Hùng (Vĩnh Phúc), bưởi Phúc Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh), Quảng Trạch (Quảng Bình), giống bưởi đó trái to, bóc múi bưởi tứa nhiều nước, ăn ngọt, mát. Nhưng bưởi Cốc từ màu sắc, hương vị đều có nét riêng.

Bưởi Cốc được người dân quanh vùng ưa chuộng, rồi truyền đến Hà Nội từ tháng mười ta trở đi. Người Hà Nội sành dùng bưởi, họ tìm ở chợ Ngọc Hà, chợ Sanh, Cầu Giấy, Giảng Võ… những cô gái có làn da hồng mịn, tiếng nói có âm sắc nằng nặng của xứ Đoài, đó chính là những cô gái Cốc bên những sọt bưởi giòn thơm.

Trái bưởi Cốc thường không to lắm, tròn, hơi bẹt hai đầu, vỏ mịn màu vàng đồng thau, đường kính chỉ 10-12cm, đặc biệt loài bưởi này vỏ có mùi thơm như xạ hương, lại thoảng thơm như nước hoa.

Lúc bổ bưởi chỉ cần đưa nhẹ dao gọt lớp vỏ ngoài là lộ lớp cùi trắng bông, ăn có vị hơi ngọt, giòn, các múi bưởi to đều, bố cục rất cân không hề có nước vỡ ra. Bóc lớp cùi mỏng, thấy tôm bưởi lộ ra mọng nước. Tôm bưởi có màu trong như phần thịt của quả nhãn, các tôm bưởi mang hình của ngọn lửa nến rất đẹp.

Đưa múi bưởi lên môi, ta đã hưởng làn hương thơm nhẹ như hương sen. Khi nhai khẽ, cảm giác hơi giòn. Lúc ấy, nước bưởi mới tứa ra vị ngọt đậm.

Sang tháng mười ta cây bưởi nào chín hết, người ta trẩy mang vào nhà rồi để nơi râm mát, bôi tí vôi vào cuống, bưởi sẽ để tới tháng ba sang năm, khi ấy đã qua Tết, hoa quả hiếm mang bán rất đắt.

Cây bưởi trên vùng đất Cốc phát triển rất nhanh, cây ươm hạt thì bốn năm sau đã cho lứa quả đầu, tán bưởi phát triển đều nhưng lá thưa. Tuổi thọ của cây bưởi vùng này tới 20 năm, cây to thường đạt 400-500 quả.

Hoa bưởi nở vào mùa xuân, cánh hoa màu trắng, nhụy vàng, khi nở hết khoe nhụy năm cánh hoa quăn đều như bàn tay nâng niu nhụy, đợi ngày mãn hoa kết quả. Ở vùng quê này, hoa bưởi còn dùng làm chất liệu cho món ăn đó là bánh trôi Tết Thanh minh (mồng ba tháng ba).

Người ta lấy hoa bưởi nở còn tươi về ngâm vào chậu nước mưa khoảng 15 giờ đồng hồ, sau đó lọc chậu nước này qua tấm vải sạch. Bánh trôi sau khi đun chín trên bếp được vớt ra chậu nước bưởi đã lọc, rồi đưa lên đĩa. Khi ăn bánh trôi thoang thoảng mùi hoa bưởi.

Người Cốc còn truyền nhau câu chuyện thời Hai Bà Trưng tụ nghĩa dẹp giặc nhà Hán (năm 40), vùng Cốc có ba người con gái nguyện theo Hai Bà giết giặc. Trước lúc yết kiến Hai Bà, ba người con đất Cốc xin được dâng lễ vật nhỏ của quê hương, đó là những trái bưởi.

Hai Bà sau khi thưởng thức đều khen bưởi ngọt thơm vị đậm, thoáng có mùi thơm hương sen, chưa từng thấy nơi nào có. Ba người con gái đất Cốc thành ba vị tướng trung thành của Hai Bà. Đến nay nhân dân Vân Cốc vẫn còn miếu thờ tưởng nhớ công lao của ba người con gái quê hương, gọi là ả Nàng, ả Tú, ả Huyền./.


Read More...

Lễ Hội Đền Hai Bà Trưng - Đền Hát Môn - Phúc Thọ - Hà Nội


Từ xưa tới nay, nhân dân xã Hát Môn từ già tới trẻ, khi làng chưa dâng bánh trôi tế Hai Bà thì không ai được ăn. Đặc biệt từ sau ngày 4-9 năm trước cho đến ngày 6-3 (âm lịch) năm sau, toàn dân dù sinh sống ở làng hay đi làm ăn xa cũng đều không được ăn bánh trôi".


Đền Hát Môn - Đền Hai Bà Trưng- Phúc Thọ - Hà Nội
Đền Hát Môn - Đền Hai Bà Trưng- Phúc Thọ - Hà Nội

Đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng; năm 2014 được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Địa chỉ: xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội. Toạ độ: 21°7’46"N, 105°36’44"E; cách thị trấn Phùng chừng 8km về phía bắc. Từ Hà Nội có các xe bus 20, 20b, 20c, 216 chạy đến TT Phùng, cách Hồ Gươm khoảng 26km về phía tây.



Hát Môn nghĩa là cửa sông Hát, nơi Hai Bà Trưng lập đàn và mở hội thề tụ nghĩa vào năm 40 đầu công nguyên, trước khi xuất quân đuổi thái thú Tô Định về Hán. Sau khi chiếm được các thành trì ở Lĩnh Nam, Hai Bà bèn tự lập làm vua, đóng đô ở Mê Linh (thuộc tỉnh Vĩnh Phúc bây giờ). Năm 43, vua Hán sai danh tướng Mã Viện sang xâm lược, Hai Bà mắc mưu hắn nên phải rút quân về giữ Cấm Khê, rồi nhảy xuống sông Hát tự vẫn. Sau này nhân dân xã Hát Môn lập đền thờ Hai Bà ở kề chân đê.

Lễ hội

Lễ hội đền Hát Môn diễn ra mỗi năm 3 lần vào các ngày mồng 3-6 tháng Ba, mồng 4 tháng Chín và 24 tháng Chạp âm lịch.

Lễ hội mồng 4 tháng Chín kỷ niệm ngày Hai Bà làm lễ xuất quân. Trong ngày này sẽ diễn trò múa cờ với sự tham gia của các trai làng. Đây là một dịp có rất đông khách thập phương trẩy hội.

Lễ hội mồng 6 tháng Ba tổ chức vào ngày hoá của Hai Bà Trưng, là lễ hội chính hằng năm. Trong ngày hội, dân làng cúng Hai Bà bằng những mâm đầy các đĩa bánh trôi [1]. Bánh trôi dâng lên phải có đủ 100 viên rất nhỏ, sau khi tế lễ xong, làng đem 49 viên đặt vào lòng một bông hoa sen thả xuống dòng sông để trôi về biển cả. Đặc biệt, dân làng Hát Môn không làm và không ăn bánh trôi trước ngày 6 tháng Ba.

Lễ hội ngày 24 tháng Chạp là lễ Mộc dục (tắm tượng) được tổ chức rất trang nghiêm. Để chuẩn bị cho lễ Mộc dục, làng Hát Môn chọn 20 tráng đinh, vào nửa đêm ngày 23 sang ngày 24 rước tượng Hai Bà từ trong hậu cung ra nhà Dội (nhà tắm tượng). Cùng lúc đó, dân chài Hát Môn, cũng gọi là vạn Hát, sắm sửa thuyền chở lọ (hoặc bình, ang, hũ) đựng nước ra giữa sông Hồng lấy nước về nhà Dội để làm lễ. Gọi là tắm tượng nhưng người ta chỉ lau phủ bụi bặm trên tượng, rồi dùng khăn nhúng nước (thường pha hương hoa, lá thơm) để lau lần nữa. Sau cùng, rước tượng về bày thờ ở hậu cung./.


Read More...

Hội chọi trâu Phúc Thọ 2016 bị đình chỉ.

Hàng loạt hội chọi trâu bị đình chỉ.

Các hội, lễ hội chọi trâu mới được tổ chức vài năm gần đây ở huyện Phúc Thọ (Hà Nội), Phú Sơn (Bắc Ninh), Bảo Thắng (Lào Cai) đều bị Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) yêu cầu không cấp phép tổ chức.



Ngày 30/1, Cục trưởng Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) Trịnh Thị Thủy cho biết, các hội chọi trâu ở huyện Phúc Thọ (Hà Nội), Phú Sơn (Bắc Ninh) và Bảo Thắng (Lào Cai) do một cơ quan báo chí tổ chức 2-3 năm qua không phải là lễ hội truyền thống của địa phương.
Các hội, lễ hội này không gắn với việc tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc hay mang tính nhân văn, ngược lại còn có tính thương mại, mang lại lợi ích cho nhà tổ chức khi tổ chức bán vé, trâu chọi xong thường bị thịt bán với giá đắt. Các hoạt động cá cược, cờ bạc... cũng trá hình tồn tại. "Điều này vi phạm nghiêm trọng quy định không được lợi dụng lễ hội để trục lợi", bà Thủy nói.

Vì thế từ giữa năm 2015, Cục Văn hóa cơ sở đã gửi công văn đến các địa phương nêu trên, yêu cầu giám sát chặt chẽ công tác tổ chức, quản lý lễ hội.

Gần đây nhất, Cục cũng gửi công văn hồi đáp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, Bắc Ninh, yêu cầu không cấp phép tổ chức lễ hội, hội chọi trâu mới.

Công văn này nhằm thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư, công điện của Thủ tướng về tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội, giảm tần suất, quy mô tổ chức. Tại hội nghị bàn phương hướng nhiệm vụ năm 2016, Bộ trưởng Văn hóa đã yêu cầu không cấp phép tổ chức lễ hội chọi trâu, hội chọi trâu nếu không phải là truyền thống của địa phương. "Tỉnh Bắc Ninh và Lào Cai đã cam kết thực hiện nghiêm quy định này", lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở cho biết.


Riêng lễ hội chọi trâu ở Phúc Thọ (Hà Nội) đã diễn ra vòng loại từ ngày 1/1, theo Cục trưởng Văn hóa cơ sở, trước đó không xin phép tổ chức. Cục đã có ý kiến với Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội yêu cầu dừng tổ chức các vòng thi sau. Và ngày 27/1, Sở Văn hóa Hà Nội chính thức có văn bản "đình chỉ" lễ hội.

Theo Cục Văn hóa cơ sở, đến nay chỉ Đồ Sơn (Hải Phòng) mới có lễ hội chọi trâu truyền thống.
Lễ hội chọi trâu huyện Phúc Thọ (Hà Nội) được tổ chức từ năm 2014. Dù nhận được nhiều ý kiến trái chiều về tính bạo lực, thương mại, nhưng năm 2015 và mới đây ngày 1/1 lễ hội vẫn được diễn ra.

Hội chọi trâu ở Phú Sơn (Bắc Ninh), Bảo Thắng (Lào Cai) lần đầu được tổ chức vào đầu năm 2015.

Các lễ hội, hội thi này đều do một cơ quan báo chí đứng ra tổ chức, có bán vé vào cửa cho du khách, một số địa phương sau khi chọi trâu xong sẽ mổ thịt và bán với giá cao.


Theo vnexpress.net


Read More...

Trưởng THCS Hát Môn Xây Dựng Và Trưởng Thành

Trưởng THCS Hát Môn Xây Dựng Và Trưởng Thành
Hát Môn là một địa danh của lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, gắn liền với cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng hay cuộc khởi nghĩa Hát Môn năm 40. Hát Môn là một làng quê ở đầu nguồn sông Hát, từ xa xưa thường bị lũ luạt đe dọa, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nhưng việc học ở đây lúc nào cũng được coi trọng. Dười thời phong kiến có nhiều người thi đậu cử nhân, tú tài. Có người được bổ làm quan như Quận công Nguyễn Ngọc Trì, quan Huấn đạo Nguyễn Huấn, cử nhân Nguyễn Hữu Đạo… 

Hát Môn là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa: Đền Hai Bà Trưng, phủ Quận công, chùa Bảo Lâm, quán thờ Đức Ông và Văn Chỉ (nơi thờ, tế đức Khổng Tử và ghi tên những người thi đỗ từ tú tài trở lên vào văn bia). Ngay từ những năm đầu thập kỷ thứ 2 của thế kỷ XX, tại vùng đất này đã có một trường quốc ngữ thu nhận học trò trong làng và các làng xã xung quanh. Sau sách mạng Tháng 8 năm 1962, Ủy ban hành chính tỉnh Sơn Tây (nay là tỉnh Hà Tây) ra quyết định thành lập trường cấp II Hát Môn (nay là Trường THCS Hát Môn). Từ đó đến nay, đã 40 năm trôi qua, biết bao biến cố thăng trầm với sự đổi thay của đất nước và những bước đi của nhà trường. Năm mươi ba năm qua, 40 thế hệ học trò đã trưởng thành, tung cánh bay đi khắp mọi miền đất nước góp phần vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng quê hương. Một số người đã anh dũng hy sinh trong chiến tranh chống Mỹ, nhiều người thành đạt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế…

Hồi tưởng lại 53 năm về trước, hình ảnh năm học đầu tiên thật đơn sơ. Cả trường chỉ có 02 lớp với 04 thầy giáo và hơn 100 học trò. Trường lớp chưa có phải học nhờ 02 nhà Tả Mạc, Hữu Mạc trong Đền Hát Môn. Năm học tiếp theo có thêm 02 lớp nên phải học nhờ nhà Chủa và nông dân. Trước khó khăn đó, Đảng bộ, chính quyền và Ban Bảo trợ nhà trường của xã đã vận động toàn dân đóng góp tiền của, công sức để xây dựng một ngôi trường với 03 phòng học. Các em học sinh mỗi tuần một buổi lao đông san sân, gánh gạch từ lò gạch ở Trổ Vỡ, gánh cát ngoài Mắt Rồng về xây. Sau 2 năm đầy nhọc nhằn gian lao, trường mới xây xong. Các thầy giáo, cô giáo cùng học trò vui mừng khôn xiết về ngôi trường mới. Nhưng niềm vui quá ngắn ngủi, chỉ được một năm thì giặc Mỹ bắt đầu leo thang bắn phá miền Bắc, trường phải sơ tán vào các ngõ xóm. Phòng học đào sâu xuống lòng đất, có giao thông hào và hầm hố bao quanh. Khó khăn gian khổ muôn phần nhưng thầy và trò vẫn mũ rơm, túi sách, lá ngụy trang ngày ngày đến lớp. Chiến tranh kết thúc, nhà trường tiếp tục được xây dựng, mở rộng để có một ngôi trường ngày càng khang trang, đáp ứng với nguyện vọng của nhân dân như hiện nay.

Năm học 1964 – 1965 nhà trường có 5 lớp (2 lớp 5; 2 lớp 6 và 01 lớp 7). Đến nay, trường đã có 12 lớp với 34 thầy giáo, cô giáo và 416 học sinh. Trong 53 năm qua, nhà trường đã thu nhận con em của trong xã và ngoài xã đến học, ngoài ra còn cả hàng trăm hóc inh sơ tán trước đây ở Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây chuyển về. Đặc biệt, trong những năm gần đây số học sinh đi học ngày càng tăng. Số học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 đạt 100%; số học sinh tốt nghiệp THCS đạt 95% trở lên và được tuyển vào cấp 3 được khoảng 75%. Hát Môn là một trong những đơn vị đảm bảo duy trì sĩ số học sinh tới lớp cao củ huyện và được công nhận xã đạt phổ cập THCS từ năm 1998.

Đội ngũ giáo viên của nhà trường cũng ngày một trưởng thành, từ chỗ chỉ có 04 thầy giáo trình độ 7 + 2 và 10 + 1 đến nay đã có 35 thầy giáo, cô giáo có trình độ từ cao đẳng và đại học. Các thế hệ thầy giáo, cô giáo luôn gắn bó với trường lớp, với làng quê, đã chia sẻ những buồn vui, vượt qua mọi khó khăn để vươn lên, thực hiện khẩu hiệu tất cả vì học sinh thân yêu, vì tương lai mai sau của thế hệ trẻ. Các thầy giáo, cô giáo là tấm gương sáng tận tụy sáng trong và khiêm tốn về nhân cách, vững vàng, say sưa về chuyên môn, đã để lại trong tâm trí học sinh lòng tin yêu, kính trọng. Tiêu biểu là các thầy cô: Tô Hiến Lương, Vũ Văn Thành, Nguyễn Tường Phượng, Kiều Văn Đối,Phương Công Liên, Nguyễn Thị Lợi, Đặng Thị Hiển, Nghiêm Thị Kim loan, Lê Anh Giao, Nguyễn Văn Bích, Phùng Quang Trường, Nguyễn Hữu Thư, Đặng Minh Đức, Nguyễn Thị  Chung, Hoàng Văn Cảnh, Doãn Văn Hùng, Lê Hữu Ngữ, Nguyễn Thế Cừ, Kiều Trọng Giám, Nguyễn Văn Sàng, Kim Thị Đào, Công Thị Minh, Nguyễn Thị Thư, Duy Thị Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hương, Hoàng Thị Mai Sinh, Duy Thị Minh, Kim Thị Tính, Nguyễn Đình Văn, Nguyễn Thị Trang, Đặng Thị Ngọc Yến, Dương Quang Việt,… Đặc biệt, có nhiều thầy cô đã gắn bó gần trọn cả cuộc đời dạy học tại đây như các thầy cô: Đoàn Thị Vân, Nguyễn Văn Kịch, Lê  Thị Xuyến, Nguyễn Thị Vĩnh, Đặng Thị Chiến, Gia Thị Hằng, Hồ Danh Đính,.. Các thầy, cô giáo thế hệ tiếp theo đã cùng tập thể nhà trường nỗ lực đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, xây dựng tập thể đoàn kế vững mạnh.

Trong những năm gần đây, thành tích của nhà trường trong phong trào thi giáo viên giỏi cũng đạt được nhiều thành tích cao như cô Nguyễn Thị Trang đạt giải nhất cấp Thành phố thi GV chủ nhiệm giỏi và đạt giải nhất cấp huyện năm học 2012 – 2013; Cô Duy Thị Minh đạt giải ba cấp thành phố môn GDCD và giải nhất cấp huyện năm học 2013 – 2014. Cô Đặng Thị Ngọc Yến và thầy Dương Quang Việt đạt giải nhất cấp huyện thi GVG cấp huyện năm học 2014 – 2015 và đang tiếp tục ôn luyện để dự thi cấp Thành phố. Liên tục trong mấy năm trở lại đây thành tích về thi giáo viên giỏi của nhà trường luôn được đứng ở tốp trên của huyện. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo sát sao và nhiệt tình giúp đỡ các đồng chí tham gia dự thi để đạt được kết quả cao nhất.

Thành tích thi học sinh giỏi của học sinh trong mấy năm trở lại đây cũng đạt được nhiều thành tích rất đáng khích lệ. Hầu như năm nào nhà trường cũng có học sinh lọt vào đội tuyển cấp Thành phố và dự thi cấp thành phố hàng năm có từ 03 – 04 học sinh đạt giải cấp Thành phố.

Năm mươi ba năm trưởng thành và phát triển, Trường THCS Hát Môn luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của các ngành, các cấp trong huyện, trực tiếp là Phòng Giáo dục và Công đoàn ngành. Sự quan tâm khích lệ này đã cổ vũ, động viên từng bước đi của nhà trường để thầy và trò trường THCS Hát Môn có những bước đi vững chắc, tự tin tiến vào thiên niên kỷ mới. Thời kỳ của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức mà giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu.

Trong 53 năm không ngừng phấn đấu, nhà trường liên tục đạt Trường tiên tiến cấp huyện; Liên đội đạt Liên đội mạnh xuất sắc cấp Thành phố; Công đoàn đạt Công đoàn vững mạnh cấp Thành phố; Chi bộ đạt Chi bộ xuất sắc tiêu biểu được cấp trên tặng nhiều bằng khen và giấy khen.
Hàng năm có nhiều thầy cô đạt giáo viên giỏi cấp huyện, cấp Thành phố. Có nhiều giáo viên đạt chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến cấp huyện.

Để duy trì và phát huy những thành tích đã đạt được Trường THCS Hát Môn sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu trong phong trào dạy và học lập nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới giáo dục. Tích cực góp phần xây dựng làng quê văn hóa, văn minh, giàu đẹp xứng đáng với truyền thống hiếu học của nhân dân Hát Môn.
Bài viết của thầy Nguyễn Văn Kịch
phuctho.edu.vn


Read More...

Video Vòng Loại Chọi Trâu Phúc Thọ 2016

Với ý niệm tưởng nhớ công lao của hai vị nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc, Trưng Nhị - bắt nguồn từ Lễ Tam tinh trong nghi lễ thờ cúng hai bà và ngợi ca biểu tượng con trâu của huyện Phúc Thọ ( thành phố Hà Nội) - sáng ngày 1/1/2016, Lễ hội Chọi trâu huyện Phúc Thọ Báo Nông thôn ngày nay 2016 đã bắt đầu 


Chọi trâu phúc thọ 2016

Phần 1

 Phần 2

Phần 3
Read More...