Trưởng THCS Hát Môn Xây Dựng Và Trưởng Thành

Hát Môn là một địa danh của lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, gắn liền với cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng hay cuộc khởi nghĩa Hát Môn năm 40. Hát Môn là một làng quê ở đầu nguồn sông Hát, từ xa xưa thường bị lũ luạt đe dọa, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nhưng việc học ở đây lúc nào cũng được coi trọng. Dười thời phong kiến có nhiều người thi đậu cử nhân, tú tài. Có người được bổ làm quan như Quận công Nguyễn Ngọc Trì, quan Huấn đạo Nguyễn Huấn, cử nhân Nguyễn Hữu Đạo… 

Hát Môn là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa: Đền Hai Bà Trưng, phủ Quận công, chùa Bảo Lâm, quán thờ Đức Ông và Văn Chỉ (nơi thờ, tế đức Khổng Tử và ghi tên những người thi đỗ từ tú tài trở lên vào văn bia). Ngay từ những năm đầu thập kỷ thứ 2 của thế kỷ XX, tại vùng đất này đã có một trường quốc ngữ thu nhận học trò trong làng và các làng xã xung quanh. Sau sách mạng Tháng 8 năm 1962, Ủy ban hành chính tỉnh Sơn Tây (nay là tỉnh Hà Tây) ra quyết định thành lập trường cấp II Hát Môn (nay là Trường THCS Hát Môn). Từ đó đến nay, đã 40 năm trôi qua, biết bao biến cố thăng trầm với sự đổi thay của đất nước và những bước đi của nhà trường. Năm mươi ba năm qua, 40 thế hệ học trò đã trưởng thành, tung cánh bay đi khắp mọi miền đất nước góp phần vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng quê hương. Một số người đã anh dũng hy sinh trong chiến tranh chống Mỹ, nhiều người thành đạt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế…

Hồi tưởng lại 53 năm về trước, hình ảnh năm học đầu tiên thật đơn sơ. Cả trường chỉ có 02 lớp với 04 thầy giáo và hơn 100 học trò. Trường lớp chưa có phải học nhờ 02 nhà Tả Mạc, Hữu Mạc trong Đền Hát Môn. Năm học tiếp theo có thêm 02 lớp nên phải học nhờ nhà Chủa và nông dân. Trước khó khăn đó, Đảng bộ, chính quyền và Ban Bảo trợ nhà trường của xã đã vận động toàn dân đóng góp tiền của, công sức để xây dựng một ngôi trường với 03 phòng học. Các em học sinh mỗi tuần một buổi lao đông san sân, gánh gạch từ lò gạch ở Trổ Vỡ, gánh cát ngoài Mắt Rồng về xây. Sau 2 năm đầy nhọc nhằn gian lao, trường mới xây xong. Các thầy giáo, cô giáo cùng học trò vui mừng khôn xiết về ngôi trường mới. Nhưng niềm vui quá ngắn ngủi, chỉ được một năm thì giặc Mỹ bắt đầu leo thang bắn phá miền Bắc, trường phải sơ tán vào các ngõ xóm. Phòng học đào sâu xuống lòng đất, có giao thông hào và hầm hố bao quanh. Khó khăn gian khổ muôn phần nhưng thầy và trò vẫn mũ rơm, túi sách, lá ngụy trang ngày ngày đến lớp. Chiến tranh kết thúc, nhà trường tiếp tục được xây dựng, mở rộng để có một ngôi trường ngày càng khang trang, đáp ứng với nguyện vọng của nhân dân như hiện nay.

Năm học 1964 – 1965 nhà trường có 5 lớp (2 lớp 5; 2 lớp 6 và 01 lớp 7). Đến nay, trường đã có 12 lớp với 34 thầy giáo, cô giáo và 416 học sinh. Trong 53 năm qua, nhà trường đã thu nhận con em của trong xã và ngoài xã đến học, ngoài ra còn cả hàng trăm hóc inh sơ tán trước đây ở Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây chuyển về. Đặc biệt, trong những năm gần đây số học sinh đi học ngày càng tăng. Số học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 đạt 100%; số học sinh tốt nghiệp THCS đạt 95% trở lên và được tuyển vào cấp 3 được khoảng 75%. Hát Môn là một trong những đơn vị đảm bảo duy trì sĩ số học sinh tới lớp cao củ huyện và được công nhận xã đạt phổ cập THCS từ năm 1998.

Đội ngũ giáo viên của nhà trường cũng ngày một trưởng thành, từ chỗ chỉ có 04 thầy giáo trình độ 7 + 2 và 10 + 1 đến nay đã có 35 thầy giáo, cô giáo có trình độ từ cao đẳng và đại học. Các thế hệ thầy giáo, cô giáo luôn gắn bó với trường lớp, với làng quê, đã chia sẻ những buồn vui, vượt qua mọi khó khăn để vươn lên, thực hiện khẩu hiệu tất cả vì học sinh thân yêu, vì tương lai mai sau của thế hệ trẻ. Các thầy giáo, cô giáo là tấm gương sáng tận tụy sáng trong và khiêm tốn về nhân cách, vững vàng, say sưa về chuyên môn, đã để lại trong tâm trí học sinh lòng tin yêu, kính trọng. Tiêu biểu là các thầy cô: Tô Hiến Lương, Vũ Văn Thành, Nguyễn Tường Phượng, Kiều Văn Đối,Phương Công Liên, Nguyễn Thị Lợi, Đặng Thị Hiển, Nghiêm Thị Kim loan, Lê Anh Giao, Nguyễn Văn Bích, Phùng Quang Trường, Nguyễn Hữu Thư, Đặng Minh Đức, Nguyễn Thị  Chung, Hoàng Văn Cảnh, Doãn Văn Hùng, Lê Hữu Ngữ, Nguyễn Thế Cừ, Kiều Trọng Giám, Nguyễn Văn Sàng, Kim Thị Đào, Công Thị Minh, Nguyễn Thị Thư, Duy Thị Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hương, Hoàng Thị Mai Sinh, Duy Thị Minh, Kim Thị Tính, Nguyễn Đình Văn, Nguyễn Thị Trang, Đặng Thị Ngọc Yến, Dương Quang Việt,… Đặc biệt, có nhiều thầy cô đã gắn bó gần trọn cả cuộc đời dạy học tại đây như các thầy cô: Đoàn Thị Vân, Nguyễn Văn Kịch, Lê  Thị Xuyến, Nguyễn Thị Vĩnh, Đặng Thị Chiến, Gia Thị Hằng, Hồ Danh Đính,.. Các thầy, cô giáo thế hệ tiếp theo đã cùng tập thể nhà trường nỗ lực đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, xây dựng tập thể đoàn kế vững mạnh.

Trong những năm gần đây, thành tích của nhà trường trong phong trào thi giáo viên giỏi cũng đạt được nhiều thành tích cao như cô Nguyễn Thị Trang đạt giải nhất cấp Thành phố thi GV chủ nhiệm giỏi và đạt giải nhất cấp huyện năm học 2012 – 2013; Cô Duy Thị Minh đạt giải ba cấp thành phố môn GDCD và giải nhất cấp huyện năm học 2013 – 2014. Cô Đặng Thị Ngọc Yến và thầy Dương Quang Việt đạt giải nhất cấp huyện thi GVG cấp huyện năm học 2014 – 2015 và đang tiếp tục ôn luyện để dự thi cấp Thành phố. Liên tục trong mấy năm trở lại đây thành tích về thi giáo viên giỏi của nhà trường luôn được đứng ở tốp trên của huyện. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo sát sao và nhiệt tình giúp đỡ các đồng chí tham gia dự thi để đạt được kết quả cao nhất.

Thành tích thi học sinh giỏi của học sinh trong mấy năm trở lại đây cũng đạt được nhiều thành tích rất đáng khích lệ. Hầu như năm nào nhà trường cũng có học sinh lọt vào đội tuyển cấp Thành phố và dự thi cấp thành phố hàng năm có từ 03 – 04 học sinh đạt giải cấp Thành phố.

Năm mươi ba năm trưởng thành và phát triển, Trường THCS Hát Môn luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của các ngành, các cấp trong huyện, trực tiếp là Phòng Giáo dục và Công đoàn ngành. Sự quan tâm khích lệ này đã cổ vũ, động viên từng bước đi của nhà trường để thầy và trò trường THCS Hát Môn có những bước đi vững chắc, tự tin tiến vào thiên niên kỷ mới. Thời kỳ của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức mà giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu.

Trong 53 năm không ngừng phấn đấu, nhà trường liên tục đạt Trường tiên tiến cấp huyện; Liên đội đạt Liên đội mạnh xuất sắc cấp Thành phố; Công đoàn đạt Công đoàn vững mạnh cấp Thành phố; Chi bộ đạt Chi bộ xuất sắc tiêu biểu được cấp trên tặng nhiều bằng khen và giấy khen.
Hàng năm có nhiều thầy cô đạt giáo viên giỏi cấp huyện, cấp Thành phố. Có nhiều giáo viên đạt chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến cấp huyện.

Để duy trì và phát huy những thành tích đã đạt được Trường THCS Hát Môn sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu trong phong trào dạy và học lập nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới giáo dục. Tích cực góp phần xây dựng làng quê văn hóa, văn minh, giàu đẹp xứng đáng với truyền thống hiếu học của nhân dân Hát Môn.
Bài viết của thầy Nguyễn Văn Kịch
phuctho.edu.vn


Related Post

Previous
Next Post »